Xác thực bằng khuôn mặt trên ứng dụng ngân hàng để làm gì?
Trong bối cảnh tình hình an ninh mạng diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, tội phạm sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản gia tăng, trong đó, ngành Ngân hàng - Tài chính luôn là đích nhắm của tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN (hiệu lực từ ngày 1-7-2024), các giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giá trị giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày sẽ phải xác thực bằng khuôn mặt.
Trước đây, nếu không may bị mất thông tin hoặc mất điện thoại, tội phạm mạng có thể thực hiện các giao dịch chuyển khoản trái phép. Tuy nhiên, kể từ hôm nay (1-7-2024), ngân hàng sẽ so khớp thông tin, khuôn mặt… khi người dùng chuyển tiền để hạn chế việc mất cắp.
Cách đăng nhập Cổng Dịch vụ công quốc gia bằng tài khoản VNeID từ ngày 1-7-2024
(PLO)- Bắt đầu từ ngày 1-7-2024, khi thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an, người dân phải đăng nhập bằng tài khoản VNeID.
Những lỗi thường gặp khi xác thực bằng khuôn mặt trên ứng dụng ngân hàng
Đầu tiên, bạn hãy cập nhật ứng dụng ngân hàng trên điện thoại lên phiên bản mới nhất thông qua Google Play hoặc App Store. Việc xác thực bằng khuôn mặt tương đối đơn giản, tuy nhiên, nhiều bạn đọc vẫn gặp một số lỗi như quét con chip trên CCCD không thành công, điện thoại không hỗ trợ NFC, xác thực khuôn mặt không thành công…
- Điện thoại không hỗ trợ NFC: Near Field Communication (NFC) là một công nghệ không dây tầm ngắn cho phép các thiết bị giao tiếp với nhau khi chúng ở gần nhau, thường là trong khoảng cách vài cm.
Để bật tính năng quét NFC, bạn hãy truy cập vào phần Settings (cài đặt) trên điện thoại, sau đó gõ từ khóa ‘NFC’ vào khung tìm kiếm và kích hoạt (nếu có). Trong trường hợp điện thoại không hỗ trợ NFC, người dùng cần phải đến trực tiếp ngân hàng để được hỗ trợ.
- Quét con chip trên CCCD không thành công: Lỗi này thường là do người dùng đặt con chip trên CCCD sai vị trí của đầu đọc NFC trên điện thoại. Ví dụ, đối với iPhone, bạn cần đặt con chip trên CCCD vào phần đầu của điện thoại (gần camera), tuy nhiên, đối với một số dòng điện thoại Samsung, Xiaomi thì đặt mặt sau của CCCD ở phần giữa điện thoại.
Trong trường hợp không biết vị trí chính xác của đầu đọc NFC, người dùng chỉ cần rê CCCD từ trên xuống dưới, khi xuất hiện thông báo “đang đọc thông tin” thì giữ nguyên và chờ cho đến khi hoàn tất.
Lưu ý, tháo ốp lưng điện thoại và bao bảo vệ CCCD (nếu có) khi thực hiện quét NFC.
- Chụp ảnh mặt trước/mặt sau CCCD không thành công: Lỗi này thường là do người dùng cầm điện thoại rung tay hoặc CCCD bị bẩn. Do đó, bạn hãy đặt CCCD trên một mặt phẳng, sử dụng chế độ tự động chụp trong ứng dụng ngân hàng để xác thực.
- Xác thực khuôn mặt không thành công: Để thực hiện, bạn hãy đặt điện thoại cách mặt khoảng 30-40 cm, đưa khuôn mặt vào đúng phần khung tròn. Khi khung tròn phóng to ra, bạn hãy di chuyển điện thoại đến gần hơn sao cho khuôn mặt luôn lấp đầy khung hình.
Lưu ý, không đeo mắt kính, tháo khẩu trang, không che mặt và xác thực khuôn mặt ở nơi đủ ánh sáng.
Kể từ ngày 1-7-2024, khi thực hiện các giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu đồng, người dùng sẽ được yêu cầu xác thực bằng khuôn mặt và OTP thông thường. Theo thử nghiệm của người viết, sau khi cập nhật thông tin sinh trắc học, việc chuyển khoản trên 10 triệu tương đối trơn tru, giúp người dùng hạn chế bị mất tiền trong trường hợp lộ lọt tài khoản.
Thực hư thông tin mất tài khoản ngân hàng vì thông báo xác minh ID Apple
(PLO)- Dạo gần đây, trên Facebook liên tục lan truyền thông tin mất tài khoản ngân hàng vì thông báo xác minh ID Apple. Thực hư của việc này ra sao?