Vào tháng 7-2024, CrowdStrike đã tiến hành cập nhật "Falcon Sensor" để nâng cao khả năng phát hiện mối đe dọa. Tuy nhiên, bản cập nhật này đã gây ra sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng đến 8,5 triệu thiết bị chạy Windows trên toàn thế giới.
Hậu quả là hệ thống IT của nhiều công ty, doanh nghiệp và các dịch vụ trọng yếu bị gián đoạn, đơn cử như bệnh viện, sân bay… gây thiệt hại không tưởng.
Mặc dù sự cố này không phải do tấn công mạng hoặc phần mềm độc hại, nhưng nó đã cho thấy tầm quan trọng của việc có một chiến lược sao lưu hệ thống để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.
Facebook sẽ sử dụng dữ liệu của bạn để đào tạo AI, nhưng bạn có thể chọn không tham gia
(PLO)- Vừa qua, Meta (công ty mẹ của Facebook) đã cập nhật chính sách quyền riêng tư, cho phép công ty sử dụng dữ liệu của người dùng để đào tạo AI, tuy nhiên bạn có thể chọn không tham gia bằng cách sau.
Tác động toàn cầu từ sự cố CrowdStrike
Sự cố đầu tiên được ghi nhận tại Úc, khi hàng loạt máy tính Windows gặp phải "màn hình xanh chết chóc". Điều này không chỉ gây ảnh hưởng cho người dùng cá nhân mà còn tác động lớn đến các doanh nghiệp và dịch vụ quan trọng.
Các lĩnh vực như tài chính, IT, và sản xuất đều báo cáo về những gián đoạn nghiêm trọng. Tại Hoa Kỳ, khoảng 2.600 chuyến bay đã bị hủy, và hơn 4.200 chuyến bay trên toàn cầu phải chuyển sang làm thủ tục thủ công, gây ra sự hỗn loạn đáng kể.
CrowdStrike đã nhanh chóng phát hành bản vá để khôi phục hệ thống, tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc tự động khôi phục thông qua chương trình sửa lỗi.
Trong nhiều trường hợp, quản trị viên IT phải khởi động từng thiết bị vào chế độ an toàn (safe mode) và gỡ bỏ các bản cập nhật gây lỗi. Mặc dù Microsoft đã đưa ra giải pháp "giảm thiểu quy trình" vào ngày hôm sau, nhưng quá trình khôi phục vẫn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, làm gián đoạn hoạt động, tăng chi phí và gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch sao lưu hệ thống và bảo vệ dữ liệu
Trong bối cảnh sự cố CrowdStrike đã làm gián đoạn hệ thống của hàng triệu doanh nghiệp trên toàn cầu, việc xây dựng kế hoạch sao lưu hệ thống và bảo vệ dữ liệu là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các bước cụ thể mà doanh nghiệp có thể thực hiện để đảm bảo tính ổn định và liên tục trong hoạt động, bất kể xảy ra sự cố bất ngờ nào.
Theo ông Tony Lin, Giám đốc tiếp thị sản phẩm của Synology, sao lưu dữ liệu là bước cơ bản nhưng quan trọng nhất để đảm bảo doanh nghiệp có thể phục hồi sau sự cố. Tuy nhiên, để sao lưu hiệu quả, doanh nghiệp cần triển khai một chiến lược toàn diện, không chỉ sao lưu các tệp tin cơ bản mà còn toàn bộ hệ thống, từ cơ sở dữ liệu, ứng dụng, đến các máy chủ và thiết bị đầu cuối.
Điều này đặc biệt cần thiết cho các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều nền tảng và sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Việc sao lưu đa tầng, bao gồm sao lưu hàng ngày, hàng tuần, và hàng tháng sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục bất kỳ dữ liệu nào bị mất trong sự cố.
Để đảm bảo kế hoạch khắc phục thảm họa luôn hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên kiểm tra khả năng khôi phục của dữ liệu đã sao lưu.
Ảo hóa dịch vụ là một công nghệ quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục ngay cả khi xảy ra sự cố. Khi các hệ thống vật lý bị gián đoạn, việc khôi phục các máy ảo (VM) tức thời cho phép doanh nghiệp nhanh chóng trở lại hoạt động. Bằng cách sử dụng công nghệ ảo hóa, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra các bản sao của hệ thống và khôi phục chúng trong vài phút.
Một trong những bài học quan trọng từ sự cố CrowdStrike là sự phụ thuộc quá lớn vào một nền tảng duy nhất có thể gây ra rủi ro cao. Để giảm thiểu nguy cơ này, doanh nghiệp cần triển khai chiến lược khôi phục đa nền tảng.
Điều này có nghĩa là mọi dữ liệu, ứng dụng, và hệ thống phải có khả năng khôi phục trên nhiều nền tảng khác nhau từ Windows, Linux, đến các hệ điều hành đám mây như AWS, Azure, ông Tony Lin nhấn mạnh.
Nhìn chung, để bảo vệ doanh nghiệp khỏi những gián đoạn không mong muốn, việc xây dựng kế hoạch sao lưu hệ thống và thường xuyên kiểm tra là điều không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số.
Những vụ rò rỉ cơ sở dữ liệu lớn nhất trong năm 2024
(PLO)- Từ các ngân hàng lớn đến các đại lý ô tô, năm 2024 là năm bùng nổ về các vụ rò rỉ cơ sở dữ liệu.