“Nhóm chúng tôi đã phát triển một lớp phủ chống thấm sinh học, bùn và vi khuẩn hữu ích để hiện thực hóa ý tưởng về một nhà vệ sinh có thể tự làm sạch” - TS Tak-Sing Wong cho biết.
Theo Jing Wang, một nghiên cứu sinh và cũng là đồng tác giả chia sẻ: “Sau khi xịt lớp phủ chống thấm sinh học, mặt bồn cầu sẽ xuất hiện các phân tử giống như những sợi lông nhỏ với đường kính mỏng hơn khoảng 1 triệu lần so với lông của con người. Tất nhiên, da của chúng ta sẽ không thể phát hiện được sự khác biệt”.
Khi đặt lớp phủ đó lên một nhà vệ sinh trong phòng thí nghiệm và đổ chất tổng hợp vào đó, mọi thứ gần như trượt xuống và không dính lại gì trên mặt bồn cầu.
Lớp phủ sinh học chỉ mất chưa đầy 5 phút để nấu và có thể sử dụng liên tục trong khoảng 500 lần xả trong nhà vệ sinh. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra công nghệ này có thể đẩy lùi vi khuẩn, đặc biệt là những vi khuẩn lây lan các bệnh truyền nhiễm và mùi khó chịu.
Mục tiêu của chúng tôi là mang lại công nghệ có sức ảnh hưởng cho thị trường để mọi người đều có thể hưởng lợi, ông Wong nói.
Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo công nghệ mới của các nhà khoa học bang Pennsylvania (Mỹ) tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=rlYc8RfqA3I