Một tuần, 3 nhà văn, nhà giáo ra đi để lại nhiều tiếc thương

Một tuần, 3 nhà văn, nhà giáo ra đi để lại nhiều tiếc thương

(PLO)- Chỉ trong vòng một tuần 3 nhà văn, nhà giáo: Nguyễn Khoa Đăng, Nguyễn Ngọc Ký và Võ Khắc Nghiêm lần lượt ra đi để lại nhiều tiếc thương cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, học trò...

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng

Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng tên thật là Nguyễn Đăng Khoa sinh ngày 1 tháng 9 năm 1941 tại Thái Bình. Ảnh: NGUYỄN TÝ
Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng tên thật là Nguyễn Đăng Khoa sinh ngày 1 tháng 9 năm 1941 tại Thái Bình. Ảnh: NGUYỄN TÝ
Sau một thời gian lâm bệnh ông đã khép lại hành trình một đời người vào lúc hơn 5 giờ sáng 25-9, tại TP.HCM, hưởng thọ 83 tuổi. Ảnh: Tư liệu
Sau một thời gian lâm bệnh ông đã khép lại hành trình một đời người vào lúc hơn 5 giờ sáng 25-9, tại TP.HCM, hưởng thọ 83 tuổi. Ảnh: Tư liệu
Tác giả "Bút máu" - nhà văn Vũ Hạnh (trái) cùng nhà thơ Chế Lan Viên là hai người đã giới thiệu nhà văn Nguyễn Khoa Đăng (phải) vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ảnh: NGUYỄN TÝ
Tác giả "Bút máu" - nhà văn Vũ Hạnh (trái) cùng nhà thơ Chế Lan Viên là hai người đã giới thiệu nhà văn Nguyễn Khoa Đăng (phải) vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ảnh: NGUYỄN TÝ
Ông là tác giả bài thơ thiếu nhi "Mùa lúa chín" in trong sách giáo khoa, được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc thành công "Em đi giữa biển vàng" ghi dấu trong lòng nhiều thế hệ.... Trong ảnh: Nhà thơ Thanh Tùng - tác giả bài thơ nổi tiếng "Thời hoa đỏ" (trái). Ảnh: NGUYỄN TÝ

Ông là tác giả bài thơ thiếu nhi "Mùa lúa chín" in trong sách giáo khoa, được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc thành công "Em đi giữa biển vàng" ghi dấu trong lòng nhiều thế hệ.... Trong ảnh: Nhà thơ Thanh Tùng - tác giả bài thơ nổi tiếng "Thời hoa đỏ" (trái). Ảnh: NGUYỄN TÝ

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khoa Đăng. Ảnh: NGUYỄN TÝ

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khoa Đăng. Ảnh: NGUYỄN TÝ

Nhà văn - nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký

Thầy Nguyễn Ngọc Ký, sinh năm 1947 tại huyện Hải Hậu, Nam Định. Sau 29 năm chiến đấu với bệnh suy thận, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký đã qua đời rạng sáng ngày 28-9 tại nhà riêng ở TP Thủ Đức (TP.HCM), hưởng thọ 76 tuổi. Ảnh: TL
Thầy Nguyễn Ngọc Ký, sinh năm 1947 tại huyện Hải Hậu, Nam Định. Sau 29 năm chiến đấu với bệnh suy thận, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký đã qua đời rạng sáng ngày 28-9 tại nhà riêng ở TP Thủ Đức (TP.HCM), hưởng thọ 76 tuổi. Ảnh: TL
Ông được biết đến là một nhà giáo ưu tú tài năng, giàu nghị lực và trở thành người thầy đầu tiên ở Việt Nam viết chữ bằng chân.Ông không chỉ là huyền thoại mà còn là tấm gương sáng “tàn mà không phế” cho bao thế hệ. Ảnh: TL

Ông được biết đến là một nhà giáo ưu tú tài năng, giàu nghị lực và trở thành người thầy đầu tiên ở Việt Nam viết chữ bằng chân.Ông không chỉ là huyền thoại mà còn là tấm gương sáng “tàn mà không phế” cho bao thế hệ. Ảnh: TL

Đối với nhiều thế hệ học trò, hành trình đi học của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký được biết đến qua câu chuyện kể Bàn chân kỳ diệu trong sách Tiếng Việt lớp 4, tập I. Ảnh: TL
Đối với nhiều thế hệ học trò, hành trình đi học của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký được biết đến qua câu chuyện kể Bàn chân kỳ diệu trong sách Tiếng Việt lớp 4, tập I. Ảnh: TL
Năm 1962, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu. Năm 1963, khi đang học lớp 7, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc và đứng thứ 5, được Hồ Chủ tịch tặng huy hiệu Hồ Chí Minh lần thứ hai. Ảnh: TL
Năm 1962, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu. Năm 1963, khi đang học lớp 7, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc và đứng thứ 5, được Hồ Chủ tịch tặng huy hiệu Hồ Chí Minh lần thứ hai. Ảnh: TL
Từ năm 1966 đến 1970, ông học ngữ văn tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (bên trái) khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giảng viên môn ngữ văn. Ảnh: TL

Từ năm 1966 đến 1970, ông học ngữ văn tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (bên trái) khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giảng viên môn ngữ văn. Ảnh: TL

Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”. Ảnh: THỦY TIÊN

Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”. Ảnh: THỦY TIÊN

Ông cũng là người có nhiều tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa dạy cho học trò như "Nặn đồ chơi" (lớp 1), "Con đường làng" (lớp 2), "Em thương" (lớp 3), "Bàn chân kỳ diệu" (lớp 4)… Chỉ riêng cuốn hồi ký "Tôi đi học" đã tái bản hơn 15 lần. Đây cũng là cuốn sách gối đầu giường về gương vượt khó, tinh thần hiếu học của bao thế hệ học sinh Việt Nam. Ảnh: THỦY TIÊN

Ông cũng là người có nhiều tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa dạy cho học trò như "Nặn đồ chơi" (lớp 1), "Con đường làng" (lớp 2), "Em thương" (lớp 3), "Bàn chân kỳ diệu" (lớp 4)… Chỉ riêng cuốn hồi ký "Tôi đi học" đã tái bản hơn 15 lần. Đây cũng là cuốn sách gối đầu giường về gương vượt khó, tinh thần hiếu học của bao thế hệ học sinh Việt Nam. Ảnh: THỦY TIÊN

Nhà văn Võ Khắc Nghiêm

Nhà văn Võ Khắc Nghiêm sinh ngày 10-10 năm 1942 tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Quê tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông qua đời ngày 29-9 tại Hà Nội. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991. Ảnh: TL

Nhà văn Võ Khắc Nghiêm sinh ngày 10-10 năm 1942 tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Quê tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông qua đời ngày 29-9 tại Hà Nội. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991. Ảnh: TL

Là học viên khóa đầu tiên của trường Trung cấp Cơ điện Mỏ (1959 – 1962), ra trường, ông về làm tại Mỏ than Cọc Sáu, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh. Tại đây, ông vừa làm cán bộ cơ điện mỏ, vừa viết báo, viết văn. Trước khi về hưu, ông về Hà Nội làm Phó tổng biên tập Tạp chí Than. Trong ảnh: Nhà văn Võ Khắc Nghiêm thời trẻ (ngoài cùng bên trái). Ảnh: TL
Là học viên khóa đầu tiên của trường Trung cấp Cơ điện Mỏ (1959 – 1962), ra trường, ông về làm tại Mỏ than Cọc Sáu, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh. Tại đây, ông vừa làm cán bộ cơ điện mỏ, vừa viết báo, viết văn. Trước khi về hưu, ông về Hà Nội làm Phó tổng biên tập Tạp chí Than. Trong ảnh: Nhà văn Võ Khắc Nghiêm thời trẻ (ngoài cùng bên trái). Ảnh: TL
Trong cuộc đời cầm bút, ông đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng, trong số đó có những tiểu thuyết được dựng thành phim như: Mảnh đời của Huệ, Kỷ niệm đồi trăng, Khát vọng xanh, Chân dung tình yêu…Trong ảnh: Bà Vũ Thảo Ngọc chúc mừng nhà văn Võ Khắc Nghiêm dịp ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, năm 2017. Ảnh: TL
Trong cuộc đời cầm bút, ông đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng, trong số đó có những tiểu thuyết được dựng thành phim như: Mảnh đời của Huệ, Kỷ niệm đồi trăng, Khát vọng xanh, Chân dung tình yêu…Trong ảnh: Bà Vũ Thảo Ngọc chúc mừng nhà văn Võ Khắc Nghiêm dịp ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, năm 2017. Ảnh: TL
Năm 2015 ông đã cho xuất bản tiểu thuyết Thị Lộ chính danh. Trong cuốn sách này, ông đã cố gắng đưa nhân vật Thị Lộ bằng cách “giải mã theo cái nhìn hiện đại” để tìm ra “mã” bí ẩn của nhân vật nhiều giai thoại này.
Năm 2015 ông đã cho xuất bản tiểu thuyết Thị Lộ chính danh. Trong cuốn sách này, ông đã cố gắng đưa nhân vật Thị Lộ bằng cách “giải mã theo cái nhìn hiện đại” để tìm ra “mã” bí ẩn của nhân vật nhiều giai thoại này.
Nhà văn Võ Khắc Nghiêm được trao Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2020 với tiểu thuyết Thị Lộ chính danh. Ảnh: TL

Nhà văn Võ Khắc Nghiêm được trao Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2020 với tiểu thuyết Thị Lộ chính danh. Ảnh: TL

Đọc thêm