Những hình thức lừa đảo nguy hiểm dịp đầu năm
Thời điểm cuối năm và sau Tết luôn là khoảng thời gian các hoạt động lừa đảo, gian lận diễn ra phức tạp. Đặc biệt, gần đây là chiêu trò giả mạo tin nhắn ngân hàng (SMS Brandname) để đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Theo đó, tội phạm mạng sẽ gửi tin nhắn giả mạo các ngân hàng phổ biến tại Việt Nam như ACB, Sacombank, Vietcombank… với nội dung như sau: “Chúng tôi phát hiện tài khoản của bạn đang tiêu dùng ở nước ngoài. Nếu không phải bạn đang tiêu dùng vui lòng nhấp vào link (liên kết) để hủy thanh toán” hoặc “Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu bất thường, vui lòng đổi mật khẩu tại đây…”.
Hầu hết các giao dịch ở Trung Quốc được thực hiện bằng điện thoại di động.
Người Trung Quốc thích mua sắm trực tuyến, rõ ràng! Khoảng 70% các giao dịch mua hàng trực tuyến tại Trung Quốc được thực hiện bằng điện thoại di động.
Trong khi đó, chỉ 46% giao dịch mua hàng trực tuyến ở Mỹ được thực hiện bằng điện thoại di động.
Cẩn trọng những tin nhắn giả mạo ngân hàng. Ảnh: TIỂU MINH
Khi nhấp vào link (liên kết) được gửi kèm trong tin nhắn, bạn sẽ bị chuyển hướng đến một trang web giả mạo có giao diện tương tự như website chính thức của ngân hàng. Nếu bạn nhẹ dạ và điền thông tin đăng nhập, tiền trong tài khoản sẽ nhanh chóng bị “bốc hơi”.
Khác với những chiêu trò lừa đảo trước đó, hình thức giả mạo SMS Brandname sẽ khiến bạn rất dễ bị mắc bẫy vì tên tin nhắn là tên ngân hàng. Do đó, nhiều người sẽ không mảy may nghi ngờ và đăng nhập tài khoản, trở thành nạn nhân của kẻ gian.
Ngân hàng gợi ý một số cách giúp bạn hạn chế bị lừa
- Ngân hàng không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân thông qua tin nhắn SMS, email, ứng dụng OTT (Zalo, Viber, Facebook Messenger…). Do đó, bạn tuyệt đối không bấm vào các liên kết này bất chấp những lời hù dọa đi kèm (ví dụ tài khoản bị xâm nhập, tài khoản bị khóa…).
- Trong trường hợp đã bấm vào liên kết, bạn tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản (tên đăng nhập, mật khẩu, số thẻ ngân hàng, mã OTP…) hoặc bất kỳ thông tin nào khác. Nếu đã lỡ cung cấp, người dùng nên gọi điện lên ngân hàng yêu cầu khóa thẻ ngay lập tức, hoặc thực hiện việc này thông qua ứng dụng của ngân hàng.
- Ngân hàng không bao giờ gọi điện yêu cầu người dùng cung cấp thông tin tài khoản, do đó bạn tuyệt đối không cung cấp thông tin khi nhận được những cuộc gọi này, thậm chí kể cả khi người đó tự xưng là người của cơ quan công an, cơ quan điều tra…
Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không bao giờ chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, thông tin giao dịch lên mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng, mạo danh.