Ngày 31-1 (mùng 10 tháng Giêng), Hội vật làng Sình (TP Huế) được tổ chức, thu hút sự hàng ngàn người dân và du khách về tham dự. Ảnh: L.HOÀNG |
Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 9km, xuôi theo dòng sông Hương, làng Lại Ân có tên Nôm là Sình được biết đến như là một làng văn vật của đất cố đô, vốn nổi tiếng gần xa với nghề làm tranh dân gian và Hội vật được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Ảnh: L.HOÀNG |
Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt... Ảnh: L.HOÀNG |
Một nét độc đáo ở lễ hội làng Sình là tinh thần đồng đội ở các địa phương, một đô vật của làng nào bị thua sẽ có đô vật khác lên tiếp sức. Nếu để thua một trận các đô vật phải chờ đến năm sau mới “phục hận” được, vì thế các đô vật thường rèn luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân tham dự, tranh tài. Ảnh: L.HOÀNG |
Người dân làng Sình tổ chức hội vật như một hình thức giải trí đơn thuần trong dịp tết đến xuân về chứ không vì mục đích tuyển chọn người tài, có sức vóc vào đội lính tinh nhuệ của triều đình. Ảnh: L.HOÀNG |
Chính vì thế, đây là hoạt động văn hóa truyền thống giàu tinh thần thượng võ, khích lệ việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí của lớp trẻ. Ảnh: L.HOÀNG |
Bên cạnh đó, đối với người dân địa phương, hội vật còn mang ý nghĩa tâm linh là cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Ảnh: L.HOÀNG |
Hội vật làng Sình về cơ bản áp dụng nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc là phải đánh ngã đối thủ ở tư thế “lấm lưng trắng bụng” (nghĩa là một phần hoặc cả hai phần lưng của đối phương phải lấm đất, bụng ngửa lên trời), đồng thời giữ hoặc đè được đối thủ trong vòng 3 giây là thắng. Ảnh: L.HOÀNG |
Những màn thi đấu hấp dẫn. Ảnh: L.HOÀNG |
Hội vật làng Sình thu hút rất đông khán giả đến xem. Ảnh: L.HOÀNG |
Ban tổ chức trao thưởng cho các đô vật. Ảnh: L.HOÀNG |