Đoàn Công tác xã hội Gia Định: 50 năm ký ức vẫn vẹn nguyên

(PLO)- Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn Công tác xã hội Gia Định, nhóm văn nghệ Hướng Dương và nhóm văn nghệ Vừng Hồng họp mặt cùng ôn lại một thời hoạt động công tác xã hội của tuổi trẻ trong đạn bom khói lửa...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 29-3, Đoàn Công tác xã hội Gia Định, nhóm văn nghệ Hướng Dương và nhóm văn nghệ Vừng Hồng - ba tổ chức cùng được thành lập tại Bảy Hiền, căn cứ cách mạng trong nội thành Sài Gòn-Gia Định 50 hơn năm về trước, tổ chức họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2025).

doan-cong-tac-xa-hoi-gia-dinh.JPG
Ông Phạm Phú Tâm (Ba Nhỏ) quàng khăn cho các thành viên của Đoàn CTXH Gia Định

Tại đây, các thành viên tuổi đã U80, U90 đã cùng nhau nhắc nhớ và ôn lại những kỷ niệm hoạt động công tác xã hội của một thời tuổi trẻ khi đất nước còn đạn bom, khói lửa.

Tại buổi họp mặt, bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, cựu thành viên Đoàn Công tác xã hội Gia Định cho biết vào những năm 1972 Sài Gòn – Gia Định là trung tâm của phong trào cách mạng.

doan-cong-tac-xa-hoi-gia-dinh11.JPG
Bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, cựu thành viên Đoàn Công tác xã hội Gia Định

Dù bị đàn áp, nhưng lực lượng cách mạng tại Sài Gòn-Gia Định vẫn phát triển mạnh, trong đó phần lớn là các bạn trẻ, họ hăng hái tham gia các hoạt động trong phong trào thanh niên, sinh viên học sinh.

"Ngày 19-11-2972, tại một căn nhà nhỏ trên đường Tái Thiết trong khu dệt Bảy Hiền, hơn 10 thanh niên là những người trẻ tuổi từ 16 đến 20 đã ngồi lại và bàn bạc, thành lập một tổ chức nhằm tập hợp thanh niên, vận động thanh niên tham gia vào các hoạt động chung của thanh niên thành phố nhằm góp phần đấu tranh đòi hòa bình, thống nhất đất nước. Đoàn công tác xã hội Gia Định đã ra đời từ đó" – bà Thanh Phượng kể.

Theo bà Thanh Phượng, chỉ một thời gian ngắn, với hơn chục người ngày đầu thành lập, đoàn đã tập hợp được rất đông anh em là thanh niên công nhân, học sinh, tham gia và trở thành đoàn viên của Đoàn.

"Họ đã hăng hái tham gia từ những việc nhỏ như làm từ thiện tại các cô nhi viện, lao động dọn vệ sinh ở các xóm nghèo, sinh hoạt vui chơi dạy dỗ cho các em thiếu nhi, đến việc khó khăn nguy hiểm như xuống đường biểu tình, tranh đấu.

Họ đã cùng nhau đối đầu nguy hiểm, nhiều anh em bị bắt, bị tù, như anh Võ Quang Hiền, anh Nguyễn Thành Sang, chị Lê Thị Sáu…

Trong đó có 3 đoàn trưởng, là Võ Quang Ba, Lê Nhật Quang và Lê Quang Minh. Anh Trần Quốc Việt, Phó đoàn nội vụ đã bị trọng thương trong một cuộc biểu tình và cũng có đoàn viên như Nguyễn Văn Hồng đã hi sinh ngay sáng sớm ngày 30-4-1975…” – bà Phượng nghẹn ngào.

doan-cong-tac-xa-hoi-gia-dinh2.JPG
doan-cong-tac-xa-hoi-gia-dinh3.JPG
Các thành viên chăm sóc, quan tâm nhau như lúc còn trẻ

Từ những học sinh, những công nhân qua sinh hoạt và đấu tranh, nhiều người trở thành cơ sở cách mạng, hoạt động bí mật trong nội thành hoặc rời thành phố vào chiến khu chiến đấu, có anh chị đã trở thành Đảng viên, Đoàn viên TNCS, được kết nạp bí mật ngay trong lòng thành phố Sài Gòn trước ngày giải phóng.

Nhìn lại, tuy thời gian hoạt động chỉ có ba năm, từ 1972 đến 1975 nhưng Đoàn CTXH Gia Định cũng đã đóng góp được một phần nhỏ cho phong trào cách mạng chung của nhân dân ta và thành tựu lớn nhất là một lớp người qua đó đã trưởng thành.

“Sau ngày giải phóng tuy mỗi người một nơi, ai cũng bận việc riêng, anh em Đoàn CTXH Gia Định vẫn thường gặp gỡ, vẫn giữ được tình bạn, tình đồng chí nồng ấm như xưa. Và họ đã rất tự hào vì đã có một thời sống đẹp, nghĩa tình mãi mãi” – bà Phượng nhấn mạnh.

Đoàn Công tác xã hội Gia Định
doan-cong-tac-xa-hoi-gia-dinh10.JPG
doan-cong-tac-xa-hoi-gia-dinh13.JPG
Tại chương trình, các thành viên đã cùng nhau thể hiện lại những ca khúc gắn liền với phong trào Học sinh sinh viên trước 30-4-1975 như Giải phóng miền Nam, Dậy mà đi, Hát trên đường tranh đấu, Tổ quốc ơi ta đã nghe, Hát cho dân tôi nghe…

Hình ảnh lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam cũng đã được các thành viên nhắc nhớ…

doan-cong-tac-xa-hoi-gia-dinh4.JPG
doan-cong-tac-xa-hoi-gia-dinh5.JPG
doan-cong-tac-xa-hoi-gia-dinh6.JPG

Ông Lê Quang Minh, trưởng ban liên lạc Đoàn CTXH Gia Định mong các thành viên của Đoàn CTXH Gia Định ngày xưa sẽ tiếp tục giữ vững truyền thống tốt đẹp của Đoàn, truyền lửa hoạt động công tác xã hội cho thế hệ trẻ…

doan-cong-tac-xa-hoi-gia-dinh12.JPG
Ông Lê Quang Minh, trưởng ban liên lạc Đoàn CTXH Gia Định

“Đến nay chúng ta bước sang ngưỡng “thất thập”, nhưng chúng ta vẫn luôn giữ ấm ngọn lửa “Một thời sống đẹp, mãi mãi nghĩa tình” với nhiều nội dung và hình thức phong phú, chúng ta luôn ghi nhớ và cám ơn những gia đình cơ sở và ba má phong trào luôn ủng hộ giúp đỡ chúng ta" – ông Lê Quang Minh bày tỏ.

Đừng bỏ lỡ

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu gia tăng: Cần làm gì?

Ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu gia tăng: Cần làm gì?

(PLO)- Vừa qua, tại TP.HCM liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Trước những diễn biến này, Th.S-BS Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng TP.HCM, có những khuyến nghị nhằm phòng tránh nguy cơ ngộ độc.

Đọc thêm

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Người dành cả đời cho dân ca phương Nam

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Người dành cả đời cho dân ca phương Nam

(PLO)- Bên cạnh các ca khúc cách mạng đầy hào hùng như Hãy yên lòng mẹ ơi, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn… nhạc sĩ Lư Nhất Vũ còn được đông đảo khán giả yêu mến qua những ca khúc Bài ca đất phương Nam, Chú bé đi tìm cha (phim Đất phương Nam) …