Ngại thủy điện, dân bỏ nhà tái định cư

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Tác động của chính sách phát triển kinh tế-xã hội đến đồng bào dân tộc thiểu số” do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức tại TP Đà Nẵng ngày 3-4.

Ông Nguyễn Duy Hoàng, Vụ trưởng Vụ Dân tộc (Văn phòng Quốc hội), cho hay việc di chuyển hàng vạn hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao về thiên tai đã giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản khi có mưa lũ, hạn chế phá rừng, di cư tự do… Tuy nhiên, việc xây dựng các điểm tái định cư vẫn chưa đạt so với mục tiêu quy hoạch, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Một số địa phương lập, thẩm định, phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư quá lớn, khó thực hiện. Ông Hoàng dẫn chứng tỉnh Hà Giang đầu tư dự án bố trí dân cư cho 55 hộ với mức kinh phí lên đến 98 tỉ đồng. Dự án điểm dân cư xã Lạng Khê (huyện Con Cuông, Nghệ An) chỉ có quy mô 56 hộ nhưng kinh phí 62,8 tỉ đồng...

Theo đánh giá, nhiều dự án di dân tái định cư ở một số địa phương còn nửa vời. Cụ thể tại huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi), số hộ bỏ về nơi ở cũ chiếm tỉ lệ tới 40%. Các điểm tái định cư khác của địa phương này như Oăm Pao (xã Sơn Cao), Gò Vườn, Măng Pô…, người dân bỏ đi gần hết. “Nhà ở tạm bợ, xuống cấp, thiếu nước, thiếu điện, thiếu đất sản xuất nên dân bỏ về nơi ở cũ là tất yếu” - một đại biểu nhận xét.

LỆ THỦY

 

Hệ lụy từ thủy điện

Theo thống kê của Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), từ năm 2002 cả nước đã đưa vào vận hành 29 dự án thủy điện vừa và lớn (trên 50 MW) và đang đầu tư 23 dự án khác. Các dự án lớn phải di dân, tái định cư nhiều chủ yếu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư.

Đại diện UBND tỉnh Quảng Nam cho biết địa phương này hiện có 42 dự án thủy điện đã được phê duyệt. Quá trình triển khai các dự án này đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 3.270 hộ dân. Người dân tái định cư rất khổ sở do không có đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm