1. Dung lượng lưu trữ thấp
Sau một thời gian dài sử dụng, smartphone sẽ gặp tình trạng đầy bộ nhớ. Để giải quyết tình trạng trên, bạn có thể tận dụng những dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí như Dropbox, Google Photos, Google Drive… thay vì xóa bớt hình ảnh cũ, ứng dụng và các tập tin rác.
2. Các vấn đề liên quan đến pin
Nhiều người thường có thói quen vừa xài vừa cắm sạc, việc này ảnh hưởng khá lớn đến tuổi thọ pin. Thay vì cài đặt thêm các ứng dụng tiết kiệm pin, người dùng nên tắt bớt các ứng dụng chạy nền, giảm độ sáng màn hình và gỡ bỏ các ứng dụng không cần thiết.
3. Hiệu suất Android chậm
Dù có dung lượng RAM chỉ bằng 1/3 so với các thiết bị Android đời mới, tuy nhiên iPhone có tốc độ mở ứng dụng và khả năng xử lý đa nhiệm vẫn nhanh hơn các thiết bị Android. Điều này cũng không có gì khó hiểu khi Apple có lợi thế trong việc kiểm soát cả hai mảng phần cứng lẫn phần mềm, trong khi đó các nhà sản xuất khác lại tự tối ưu hóa riêng Android, dẫn đến sự phân mảnh và không đồng nhất.
4. Không thể tải ứng dụng
Trong quá trình sử dụng Android, hẳn là sẽ có đôi lần bạn gặp phải tình trạng không thể tải ứng dụng. Để khắc phục, bạn hãy truy cập vào phần Settings (cài đặt) > Apps (ứng dụng) > Google Play > Clear Cache (xóa bộ nhớ tạm) và Clear Data (xóa dữ liệu).
5. Cập nhật không đồng bộ
Tính đến tháng 2-2017, có khoảng 80% các thiết bị iOS đã cập nhật lên iOS 10, hệ điều hành mới nhất của Apple ở thời điểm hiện tại. Trong khi đó, phiên bản Android 7 chỉ chiếm khoảng 4,9% các thiết bị Android dù đã được ra mắt từ hồi tháng 8-2016.
Một số thiết bị ngoại lệ do Google sản xuất hoặc hợp tác với LG, Huawei… sẽ được cập nhật hệ điều hành nhanh hơn, còn lại đa số người dùng Android phải chờ “dài cổ” để nhận bản cập nhật từ nhà sản xuất.