9 quyết định sai lầm trong lịch sử ngành công nghệ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(PLO)- Trong lịch sử ngành công nghệ, ranh giới giữa sự thành công và thất bại đôi khi chỉ bắt nguồn từ những quyết định sai lầm.

1. Nokia chọn Windows Phone thay vì Android

Nokia đã từng là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đến đầu những năm 2010, iPhone và Android đã chiếm phần lớn thị phần của Nokia.

Thay vì chọn nền tảng Android để phát triển, ở thời điểm đó CEO Nokia - Stephen Elop đã quyết định hợp tác với Microsoft để sản xuất điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Windows Phone. Elop không chọn Android vì cho rằng công ty sẽ không thể tạo sự khác biệt về công nghệ với các nhà sản xuất khác.

Các thiết bị Nokia Lumia thực sự có phần cứng rất tốt vào thời điểm đó nhưng chúng luôn bị Windows Phone kìm hãm. Nokia vẫn không thể cạnh tranh với Samsung, nhưng có lẽ hãng sẽ hoạt động tốt hơn nhiều nếu có một hệ điều hành có các ứng dụng mà mọi người muốn sử dụng.

nokia chọn windows phone thay vì android

2. Microsoft phát hành Chatbot được đào tạo bởi Internet

Rất lâu trước khi ChatGPT xuất hiện, Microsoft đã ra mắt một chatbot được đào tạo bởi Internet. Cụ thể, vào ngày 23-3-2016, công ty đã công bố một chatbot Twitter có tên "Tay". Tuy nhiên chưa đầy 24 giờ sau, Microsoft đã gỡ bỏ Tay vì những lỗi ngớ ngẩn mà chatbot này mang lại.

chatbot microsoft tay

3. Blockbuster từ chối cơ hội mua Netflix

Blockbuster mở cửa hàng lần đầu tiên vào năm 1985 và vận hành hơn 9.000 cửa hàng trên khắp thế giới vào năm 2004.

Vào tháng 9-2000, Giám đốc điều hành Blockbuster John Antioco đã gặp những người đồng sáng lập Netflix, Reed Hastings và Marc Randolph. Netflix khi đó đã từ chối lời đề nghị mua lại Amazon, họ cho rằng Blockbuster sẽ phù hợp hơn nhưng Blockbuster đã không đáp lại tình cảm đó.

4. Apple thiết kế lại bàn phím MacBook

Vào năm 2015, Apple đã giới thiệu một thiết kế bàn phím mới có tên là “bàn phím cánh bướm” cho MacBook. Công nghệ này được cho là giúp bàn phím mỏng hơn, êm hơn và phản hồi nhanh hơn so với bàn phím truyền thống. Tuy nhiên, không lâu sau nhiều người đã phàn nàn về một số vấn đề liên quan đến bàn phím, chẳng hạn như phím bị dính, không phản hồi…

Đúng kiểu của Apple, công ty đưa ra lời xin lỗi và sửa chữa miễn phí nhưng không thừa nhận bất kỳ lỗi thiết kế nào.

Từ năm 2019, Apple đã bỏ kiểu bàn phím thiết kế cánh bướm và quay trở lại kiểu truyền thống. Ảnh: TIỂU MINH
Từ năm 2019, Apple đã bỏ kiểu bàn phím thiết kế cánh bướm và quay trở lại kiểu truyền thống. Ảnh: TIỂU MINH

5. Google cố gắng tạo sự cường điệu bằng lời mời trên Google+

Google+ là nền tảng mạng xã hội được giới thiệu vào năm 2011 để cạnh tranh với Facebook và Twitter. Ở thời điểm đó, người dùng cần phải nhận được lời mời mới có thể sử dụng.

Mặc dù có hàng trăm triệu tài khoản nhưng Google+ chưa bao giờ có nhiều người dùng tích cực hơn Twitter. Công ty đã cố gắng cải thiện Google+ bằng cách phát hành nhiều bản cập nhật và thiết kế lại nhưng không thành công. Cuối cùng Google đã phải đóng cửa nền tảng này vào năm 2019 sau một loạt bê bối liên quan đến việc vi phạm dữ liệu.

mạng xã hội google+

6. Amazon nghĩ rằng ai cũng muốn sử dụng Fire Phone

Amazon đã (và vẫn đang) gặt hái được nhiều thành công với các dòng máy đọc sách điện tử Kindle và máy tính bảng Fire. Vì vậy vào năm 2014, công ty đã quyết định dấn thân vào thị trường điện thoại thông minh. Amazon Fire Phone được ra mắt độc quyền trên AT&T vào ngày 25-7-2014 .

Fire Phone có một số tính năng độc đáo khiến nó khác biệt so với các mẫu điện thoại thông minh khác. Mặc dù vậy, chất lượng thiết kế kém, thông số kỹ thuật thấp đã khiến sản phẩm nhanh chóng bị ghẻ lạnh. Cuối cùng Amazon đã phải tạm ngừng sản xuất điện thoại trong vòng chưa đầy một năm sau đó.

7. Thung lũng Silicon ‘phải lòng’ Quibi

Quibi là một nền tảng phát trực tuyến dạng ngắn ra mắt vào tháng 4-2020 và ngừng hoạt động vào tháng 12-2020. Quibi được thành lập bởi Jeffrey Katzenberg và Meg Whitman và huy động được 1,75 tỉ USD từ các nhà đầu tư tại Thung lũng Silicon, nhưng nó đã nhanh chóng sụp đổ trong vòng chưa đầy một năm.

Giống như nhiều sản phẩm khác, Quibi nhắm đến đối tượng nhân khẩu học là người dùng trẻ. Công ty đã phải vật lộn để đạt được sự phổ biến và sự tham gia của người dùng.

8. HP tạo ra sự hỗn loạn của WebOS

HP mua lại Palm và WebOS vào tháng 4 năm 2010 với giá 1,2 tỉ USD. Công ty muốn sử dụng WebOS trên mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến máy in, tuy nhiên mọi thứ diễn ra không như mong đợi.

Năm 2013, hai năm sau sự sụp đổ của TouchPad, HP đã bán WebOS cho LG để sử dụng trên TV thông minh.

HP mua lại webos là một quyết định sai lầm trong ngành công nghệ

9. Netflix tách dịch vụ cho thuê DVD thành “Qwikster”

Netflix ban đầu được thành lập vào năm 1997 dưới dạng dịch vụ cho thuê DVD qua thư. Mười năm sau, công ty đã chuyển trọng tâm sang việc phát nội dung trực tuyến, đồng thời quyết định tách hoạt động kinh doanh cho thuê DVD thành một dịch vụ riêng có tên "Qwikster". Động thái này ngay lập tức vấp phải sự phẫn nộ của khách hàng.

Điều khiến khách hàng tức giận nhất là việc tăng giá lén lút đi kèm với các dịch vụ riêng biệt. Trước khi chia tách, giá DVD và dịch vụ phát trực tuyến là 10 USD mỗi tháng. Sau khi chia tách, bạn phải đăng ký riêng cả hai dịch vụ nếu muốn có DVD và phát trực tuyến, điều này khiến mức giá bị đẩy lên là 16 USD/tháng.

Chỉ ba tháng sau khi việc chia tách được công bố, Netflix đã đảo ngược quyết định của mình. Dịch vụ cho thuê DVD và phát trực tuyến sẽ vẫn mang thương hiệu "Netflix". Tuy nhiên, việc tăng giá vẫn được giữ nguyên, 16 USD/tháng cho cả hai dịch vụ. Vào tháng 9-2023, Netflix đã ngừng dịch vụ cho thuê DVD.

Đọc thêm