Kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra, ASEAN đã có thêm 60 triệu người tiêu dùng số mới, trở thành "cứ địa" Internet lớn thứ ba thế giới với gần 400 triệu người. Doanh thu kỹ thuật số của ASEAN dự kiến sẽ đạt 363 tỉ USD vào năm 2025.
Thực tế nhiều nước tại APAC đã chú trọng áp dụng chuyển đổi số lên cấp độ chính sách chiến lược quốc gia, và đang tích cực theo đuổi định hướng phát triển xanh.
Việc tối đa hóa tiềm năng của công nghệ thông tin đã giúp mọi người ở các nước có thể tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ công và tư.
Ông Mustafa Jabbar, Bộ trưởng Bộ Bưu chính và Viễn thông Bangladesh nhấn mạnh: “Việc áp dụng công nghệ đã giúp phạm vi phủ sóng di động băng thông rộng tăng vọt từ 0% lên 98,5%, số lượng thuê bao đạt mốc 180 triệu (tăng từ 40 triệu năm 2018). Điều này đã thay đổi đáng kể cuộc sống của người dân Bangladesh”.
Tương tự, Tiến sĩ H. Sandiaga Salahuddin Uno, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia cho biết, công nghệ đã trở thành động lực để phục hồi các lĩnh vực trong nước.
Mới đây, Malaysia đã khởi động Kế hoạch Tổng thể Kinh tế số nhằm củng cố và nâng cao hơn nữa nền kinh tế số, bằng cách cung cấp nền tảng hợp tác và nhu cầu thị trường cho các startup công nghệ địa phương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Ông Simon Lin, Chủ tịch Huawei (khu vực APAC) nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ thuật số. |
Ông Simon Lin, Chủ tịch Huawei (khu vực APAC) cho biết công ty đã cung cấp kết nối cho hơn 90 triệu hộ gia đình và 1 tỉ người dùng di động ở APAC. Kì vọng sẽ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng xanh, tạo ra hệ sinh thái công nghiệp phát triển mạnh mẽ và số hóa toàn diện.
Theo các chuyên gia, châu Á - Thái Bình Dương có phát triển kỹ thuật số mạnh mẽ và bền vững hay không, phụ thuộc vào việc lập kế hoạch chiến lược, các chính sách công nghiệp thuận lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và hệ sinh thái lớn mạnh.