Công nghệ in 3D đang dần được bình dân hóa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Hiện tại công nghệ in 3D đang được áp dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành nghề từ y khoa, thiết kế, mỹ nghệ, cơ khí cho đến ô tô do những lợi ích mà nó mang lại.

Công nghệ in 3D đã xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng đầu những năm 2000, tuy nhiên ở thời điểm đó công nghệ này chủ yếu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu do chi phí cao.

Theo thời gian, công nghệ in 3D đang dần được phổ biến hơn và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề… mở ra nhiều tiềm năng sản xuất các bộ phận, linh kiện với chi phí rẻ hơn và hạn chế lãng phí tài nguyên.

Công nghệ in 3D đang dần được bình dân hóa. Ảnh: TIỂU MINH

Công nghệ in 3D đang dần được bình dân hóa. Ảnh: TIỂU MINH

Ông Trương Tấn Tòng - Nhà sáng lập kiêm TGĐ công ty 3D Smart Solution (3DS) cho biết: “Hiện tại tỉ lệ tăng trưởng kép của thị trường in 3D trên toàn cầu là 19,6%, dự đoán đến năm 2028 đạt 47,5 tỉ USD. Trong đó khu vực châu Á chỉ chiếm 28% (Trung Quốc chiếm gần một nửa), các khu vực ASEAN (bao gồm Việt Nam) chiếm khoảng 7% trong số này”.

Phần lớn khách hàng in 3D hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển, thử nghiệm sản phẩm mới trước khi tung ra thị trường. “Người dùng cuối cũng có nhu cầu in 3D các sản phẩm, mô hình đơn giản… với giá trị đơn hàng từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng”, ông Tòng chia sẻ thêm.

Ông Trương Tấn Tòng - Nhà sáng lập kiêm TGĐ công ty 3D Smart Solution (3DS)

Ông Trương Tấn Tòng - Nhà sáng lập kiêm TGĐ công ty 3D Smart Solution (3DS). Ảnh: TIỂU MINH

Mới đây, 3DS cũng chính thức đưa công xưởng 3D (TP Thủ Đức) đi vào hoạt động với một khu trưng bày các giải pháp 3D, phòng đào tạo, các máy in 3D công nghệ FDM, SLA, SLS, phân xưởng đo quét 3D… có thể phục vụ nhiều nhóm ngành nghề từ công nghiệp phụ trợ, y tế, giáo dục, kiến trúc, thời trang cho đến các phụ kiện xe đạp, ô tô.

Hiện tại có rất nhiều vật liệu được sử dụng trong quy trình sản xuất in 3D, từ sợi nhựa (ABS, PLA, PEEK, PA12-CF), Resin (Tough 1500, Tough 2OOO, Rigid 4OOO, Castable wax...), giúp tăng độ bền và giảm trọng lượng.

Một số sản phẩm in bằng công nghệ 3D. Ảnh: TIỂU MINH

Một số sản phẩm in bằng công nghệ 3D. Ảnh: TIỂU MINH

So với các phương pháp sản xuất truyền thống (ép nhựa, làm khung, nặn đất sét…), công nghệ in 3D sẽ giúp tiết kiệm đáng kể nguyên vật liệu dư thừa, không bị giới hạn về hình dáng sản phẩm và giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường nhanh hơn.

Một số hình ảnh tại công xưởng 3D:

Máy quét để tạo thiết kế 3D trên máy tính. Ảnh: TIỂU MINH

Máy quét để tạo thiết kế 3D trên máy tính. Ảnh: TIỂU MINH

Máy quét để tạo thiết kế 3D trên máy tính. Ảnh: TIỂU MINH
In 3D các linh kiện, phụ kiện xe đạp. Ảnh: TIỂU MINH

In 3D các linh kiện, phụ kiện xe đạp. Ảnh: TIỂU MINH

Áp dụng công nghệ in 3D trong y khoa. Ảnh: TIỂU MINH

Áp dụng công nghệ in 3D trong y khoa. Ảnh: TIỂU MINH

Các mẫu máy in 3D công nghiệp. Ảnh: TIỂU MINH
Các mẫu máy in 3D công nghiệp. Ảnh: TIỂU MINH

Đọc thêm