Người dùng iPhone nên cập nhật iOS 17.2.1 để sửa lỗi hao pin

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(PLO)- Vừa qua, Apple đã phát hành bản cập nhật iOS 17.2.1 để sửa lỗi iPhone bị hao pin ở một số quốc gia.

Tại Hoa Kỳ và hầu hết các quốc gia khác, thông tin ghi chú phát hành iOS 17.2.1 chỉ đề cập đến “các bản sửa lỗi quan trọng”, không cung cấp bất kỳ chi tiết cụ thể nào. Tuy nhiên, tại Trung Quốc và Nhật Bản, bản cập nhật iOS 17.2.1 sẽ giúp giải quyết các vấn đề khiến pin iPhone bị cạn kiệt nhanh hơn trong một số điều kiện nhất định.

Để cập nhật iOS 17.2.1, bạn hãy vào Settings (cài đặt) - General (cài đặt chung) - Software Update (cập nhật phần mềm) - Download and Install (tải về và cài đặt). Lưu ý, dung lượng bản cập nhật có thể thay đổi tùy vào từng thiết bị bạn đang sử dụng.

Bản cập nhật mới cũng giúp khắc phục hơn 50 lỗ hổng bảo mật khác, do đó người dùng nên tiến hành cần cập nhật iOS 17.2.1 càng sớm càng tốt.

Sự khác biệt trong ghi chú phát hành được nêu rõ trong một bài đăng trên X (trước đây là Twitter) của Brandon Butch.

Bản cập nhật iOS 17.2.1 tại một số quốc gia có đề cập đến việc sửa lỗi iPhone bị hao pin. Ảnh chụp màn hình
Bản cập nhật iOS 17.2.1 tại một số quốc gia có đề cập đến việc sửa lỗi iPhone bị hao pin. Ảnh chụp màn hình

Sau khi phát hành iOS 17.2.1, Apple tiếp tục thử nghiệm bản cập nhật iOS 17.3 beta, dự kiến sẽ được phát hành vào tháng 1 hoặc tháng 2-2024.

iOS 17.3 được bổ sung tính Stolen Device Protection (bảo vệ thiết bị khi bị đánh cắp), hoạt động bằng cách kết hợp vị trí, quét sinh trắc học và độ trễ thời gian, cho phép nạn nhân ngăn chặn kẻ trộm truy cập vào những dữ liệu nhạy cảm.

Nếu không bật tính năng Stolen Device Protection (bảo vệ thiết bị khi bị đánh cắp), kẻ trộm có thể dễ dàng đặt lại mật khẩu Apple ID, tắt Find My (tìm) và khôi phục cài đặt gốc trước khi bán iPhone cho người khác.

Khi tính năng Stolen Device Protection (bảo vệ thiết bị khi bị đánh cắp) được kích hoạt, mọi thứ sẽ khó khăn hơn với kẻ trộm, kể cả khi họ có được mật mã mở iPhone.

Cụ thể, nếu kẻ trộm đổi mật khẩu Apple ID (ở những địa điểm không phải là nhà riêng, cơ quan… của bạn), iPhone sẽ yêu cầu chờ một tiếng mới cho phép thực hiện thao tác trên.

Sau khi hết thời gian, thiết bị sẽ tiếp tục yêu cầu Touch ID/Face ID trước khi đổi mật khẩu Apple ID. Điều này khiến kẻ trộm gặp nhiều khó khăn hơn, và bạn sẽ có thêm thời gian để tìm kiếm iPhone bị đánh cắp.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên Kỷ Nguyên Số cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Đọc thêm