Việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ IoT (Internet of Things - Internet vạn vật) có xu hướng khiến mọi người nhầm lẫn và đánh đồng các thuật ngữ công nghệ cũng như các khái niệm rất khác nhau, chẳng hạn như công nghiệp 4.0, nông nghiệp thông minh, thành phố thông minh, ô tô kết nối, và gần đây là Metaverse.
Trong vài năm trở lại đây, chủ đề Internet vạn vật thường xuyên được thảo luận trên báo chí, các trang web, sự kiện… nơi mà mọi người đều nói về sự phổ biến của IoT, nhưng rốt cuộc, IoT là gì?
Trên thực tế, đó là khả năng bổ sung kết nối internet cho đồ vật bất kỳ, và đây chính là lúc mà thuật ngữ IoT bắt đầu bị hiểu nhầm, bởi nó thiếu tính cụ thể.
Các chuyên gia cho rằng đến năm 2025, 25 tỉ thứ sẽ được kết nối với các hệ thống thông minh trên khắp thế giới. Hơn thế nữa, những thứ này dự kiến sẽ tạo ra dữ liệu tương đương 50.000 tỉ Gigabyte và tạo ra khoảng 19.000 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu trong thập kỉ tới.
Những con số ấn tượng thu hút sự chú ý của nhiều người, và nhiều công ty muốn tìm chỗ đứng ở lĩnh vực này. Đơn cử như MediaTek, công ty đã làm cho khái niệm này trở nên hữu hình hơn bằng cách biến Internet vạn vật thành một thứ gì đó có thể làm được, và phải thực sự hữu ích.
Alan Hsu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, mảng Kết nối thông minh tại MediaTek, cho biết: “Về khía cạnh kỹ thuật, chúng ta có các công nghệ LPWAN (mạng diện rộng công suất thấp), đóng vai trò rất quan trọng đối với các thành phố thông minh.
Chúng tương thích với các ứng dụng như đo năng lượng từ xa, đo khí và nước, cũng như chiếu sáng thông minh. Chúng cũng có thể tạo ra khoản tiết kiệm cho các nhà cung cấp dịch vụ và các thành phố, đồng thời mang đến khả năng giám sát năng lượng ở mức độ mà hiện nay chưa có được”.
Các công nghệ WiFi mới (6, 6E và 7) được áp dụng nhiều hơn cho các ứng dụng trong nhà như HMI, thanh toán thông minh, biển báo thông minh, cổng và bộ định tuyến, cùng với các kiến trúc an ninh, chúng có đủ sức mạnh để chuyển đổi công nghiệp 4.0 và Metaverse.
Với phạm vi phủ sóng toàn quốc, mạng di động và 5G sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc liên lạc giữa các phương tiện, hứa hẹn tăng cường độ an toàn và cải thiện thời gian di chuyển giữa các thành phố lớn.
“Viễn tưởng về IoT theo cách này, chúng tôi nhận ra rằng một cỡ áo thì không thể phù hợp cho tất cả. Khả năng tính toán hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng, khả năng kết nối và kiến thức chuyên môn về AI là tất cả những điều cần thiết trong việc mang lại trí thông minh cho những đồ vật xung quanh”, ông Hsu chia sẻ thêm.