Phải làm gì khi bạn nghĩ mình đã bị lừa đảo?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(PLO)- Theo các chuyên gia, hầu hết các vụ lừa đảo đều liên quan đến việc chuyển tiền hoặc đánh cắp thông tin cá nhân. Phải làm gì khi bạn nghĩ mình đã bị lừa?

Bị lừa đảo ảnh hưởng tâm lý rất lớn

Martyn James, chuyên gia về quyền lợi người tiêu dùng cho biết thông tin cá nhân bị đánh cắp có thể được sử dụng để tạo một tài khoản mới dưới tên của bạn, chiêu trò này còn được gọi là giả mạo danh tính.

Tốc độ là yếu tố quyết định. Nếu bạn cho rằng mình đã bị lừa đảo, hãy gọi ngay cho ngân hàng hoặc nhà cung cấp để khóa thẻ ngay lập tức. Các giao dịch chuyển khoản sẽ tạm thời bị đóng băng để xác minh lại, điều này giúp bạn giảm thiểu thiệt hại tối đa.

Bên cạnh đó, một số ứng dụng ngân hàng hiện cũng đã hỗ trợ tính năng khóa thẻ ngay trên app, bạn đọc có thể tìm tùy chọn này trong phần cài đặt của ứng dụng.

Khóa thẻ ngân hàng từ xa bằng điện thoại khi bị lừa đảo. Ảnh: TIỂU MINH
Khóa thẻ ngân hàng từ xa bằng điện thoại khi bị lừa đảo. Ảnh: TIỂU MINH

Ngoài việc mất tiền, kẻ gian còn có thể thu thập dữ liệu cá nhân của bạn thông qua email, tin nhắn... Những thông tin này có thể được bán lại cho các bên thứ ba hoặc sử dụng để giả mạo danh tính, vay nợ, làm giả giấy tờ.

Để hạn chế bị thu thập thông tin cá nhân, bạn không nên chia sẻ dữ liệu với bất kỳ ai hoặc đăng tải công khai trên các nền tảng, ví dụ như họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ…

Nếu nghi ngờ thông tin cá nhân được sử dụng để vay nợ, bạn đọc có thể kiểm tra bằng cách truy cập vào trung tâm Thông tin Tín dụng CIC tại địa chỉ https://cic.gov.vn/, hoặc cài ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại. Tham khảo thêm cách thực hiện trong bài viết này.

Không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai. Ảnh: TIỂU MINH
Không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai để hạn chế bị lừa đảo. Ảnh: TIỂU MINH

Làm thế nào để hạn chế bị lừa đảo?

- Không chia sẻ hình ảnh CCCD, CMND, thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội, tin nhắn… cho bất kỳ ai.

- Cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân cho người khác.

Để hạn chế tình trạng bị rò rỉ thông tin cá nhân và bị lừa đảo, người dùng nên chia sẻ càng ít thông tin càng tốt. Đồng thời tạo thêm một địa chỉ email hoặc số điện thoại phụ, dùng để đăng ký các dịch vụ yêu cầu nhập thông tin cá nhân. Trong trường hợp bị tấn công hoặc rò rỉ dữ liệu, bạn cũng không cần phải quá quan tâm vì đó chỉ là email, số điện thoại phụ” - anh Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena chia sẻ.

Đọc thêm