Vì sao ngành bán lẻ bị tấn công mạng nhiều nhất 2 năm qua?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(PLO)- Theo Kaspersky, ngành bán lẻ đã trải qua nhiều cuộc tấn công mạng lớn nhất trong 2 năm qua.

Kaspersky đã tiến hành một nghiên cứu để tham khảo ý kiến của các chuyên gia bảo mật CNTT làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) về những ảnh hưởng nhân sự có thể mang đến cho tổ chức.

Việc phân bổ ngân sách không hợp lý cho an ninh mạng đã khiến 19% công ty châu Á gặp phải sự cố mạng trong hai năm qua.

Tùy thuộc vào đặc tính của từng ngành mà các doanh nghiệp đối mặt với vấn đề an ninh mạng khác nhau. Đơn cử, các công ty trong ngành bán lẻ gặp phải nhiều sự cố mạng đến từ việc thiếu hụt ngân sách (37%), theo sau là các công ty viễn thông (33%) và cơ sở hạ tầng quan trọng, năng lượng, dầu khí (23%).

“Thị trường thương mại điện tử dự kiến sẽ đạt hơn 2.000 tỉ USD tại APAC vào cuối năm 2023, điều này lý giải vì sao ngành bán lẻ trở thành đối tượng của những kẻ tấn công mạng. Theo đó doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi số và và sở hữu kho tàng dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu tài chính” ông Adrian Hia, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Kaspersky nhận xét.

Ngành bán lẻ bị tấn công mạng nhiều nhất trong 2 năm qua. Ảnh: Pexels
Ngành bán lẻ bị tấn công mạng nhiều nhất trong 2 năm qua. Ảnh: Pexels

Kaspersky khuyến khích tất cả các ngành ở APAC, đặc biệt là những ngành xử lý thông tin quan trọng, phân bổ ngân sách an ninh mạng hiệu quả hơn để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp và quan trọng nhất là dữ liệu nhạy cảm của khách hàng.

Do hạn chế về ngân sách, ngành sản xuất gặp phải 11% vấn đề an ninh mạng, trong khi ngành vận tải và hậu cần chứng kiến 9% sự cố mạng.

Khi được hỏi về ngân sách cho các biện pháp an ninh mạng, 83% người được hỏi tại APAC cho biết họ được trang bị để theo kịp hoặc thậm chí đón đầu các mối đe dọa mới. Tuy nhiên, có đến 16% doanh nghiệp không thực hiện tốt biện pháp an ninh mạng, theo đó 15% người tiết lộ rằng doanh nghiệp không đủ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nhiều người tham gia khảo sát tiết lộ mong muốn thực hiện công tác chuẩn bị để tăng cường an ninh mạng trong 1-1,5 năm tới.

Một trong những lĩnh vực đầu tư phổ biến nhất là phần mềm phát hiện mối đe dọa (46%) và đào tạo, trong đó 50% công ty có kế hoạch phân bổ ngân sách cho các chương trình giáo dục cho chuyên gia an ninh mạng và 46% đào tạo nhân sự doanh nghiệp.

Thiếu hụt ngân sách an ninh mạng khiến ngành bán lẻ bị tấn công mạng. Ảnh minh họa
Thiếu hụt ngân sách an ninh mạng khiến ngành bán lẻ bị tấn công mạng. Ảnh minh họa

Đọc thêm