Vì sao 270 ứng dụng Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen?

AUDIO bài viết

Theo SCMP, hiện tại một số công ty khởi nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu rút dần khỏi Ấn Độ, theo chân TikTok và các công ty công nghệ khác.

Yotta là một trong những công ty Trung Quốc đầu tiên bị chặn ứng dụng tại Ấn Độ. Hơn 270 ứng dụng đã bị New Delhi cấm kể từ tháng 6 năm 2020, khi một cuộc đụng độ chết người ở biên giới Himalaya xảy ra giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đến lệnh cấm ban đầu đối với 59 ứng dụng do đại lục phát triển vì lo ngại về quyền riêng tư và an ninh quốc gia.

ung-dung-trung-quoc

Ngoài TikTok do ByteDance làm chủ, các ứng dụng lớn khác của Trung Quốc cũng bị đưa vào danh sách đen ở Ấn Độ bao gồm ứng dụng WeChat của Tencent Holdings và nền tảng mua sắm trực tuyến Taobao, do Alibaba Group Holding điều hành. 

Vào đầu tháng 2, Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ đã cấm 54 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm cả những ứng dụng của Tencent, Alibaba và NetEase.

Lập trường vững chắc của New Delhi (Ấn Độ) trước các ứng dụng Trung Quốc là một đòn đánh lớn đối với các công ty công nghệ, buộc họ phải suy nghĩ lại kế hoạch mở rộng ra nước ngoài.

Zhang Xiaorong, giám đốc viện nghiên cứu Shendu Technology, cho biết: “Đối với bất kỳ công ty công nghệ nào, Ấn Độ là một thị trường không thể thiếu. Ông chỉ ra rằng dân số của Ấn Độ đang gần bằng với Trung Quốc, nhưng quốc gia Nam Á này chỉ có 700 triệu người dùng Internet.

Connie Qiu (một nhân viên của Bigo Live) cho biết công ty đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở Ấn Độ kể từ khi ứng dụng này bị đưa vào danh sách đen.

Hai tháng trước khi bị cấm, Bigo Live có hơn 22 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Ấn Độ. Vào thời điểm đó, ứng dụng chiếm vị trí thứ hai về doanh thu ở nước ngoài sau TikTok, theo công ty phân tích Sensor Tower.

Lệnh cấm cuối cùng đã làm hỏng kế hoạch của công ty trong việc biến Gurugram (một thành phố phía tây nam New Delhi) thành trung tâm phát triển trong khu vực, điều này sau đó đã khiến một số nhân viên chủ chốt nghỉ việc, theo Qiu.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, công ty cũng đang trải qua quá trình tái cấu trúc sau khi thất bại ở Ấn Độ. Người sáng lập JOYY, David Li, đã giành lại quyền kiểm soát Bigo Live từ người đồng sáng lập công ty Jason Hu vào tháng 2 năm ngoái.

tiktok

Nhà điều hành ứng dụng video ngắn thuộc sở hữu của ByteDance, TikTok đã rời khỏi Ấn Độ sau khi nền tảng của họ bị New Delhi cấm.  Ảnh: Reuters

Theo báo cáo của Nikkei Asia, TikTok đã tạo ra khoảng 30% tổng số lượt tải xuống trên toàn thế giới từ Ấn Độ trước khi có lệnh cấm, về cơ bản đã ngừng hoạt động kinh doanh ở nước này, bất chấp nỗ lực đàm phán với New Delhi.

TikTok đã không thể sử dụng ở Ấn Độ kể từ khi có lệnh cấm, theo một báo cáo của truyền thông Trung Quốc Phoenix Weekly. Để so sánh, ứng dụng nhắn tin WeChat vẫn có thể được sử dụng ở một số vùng của Ấn Độ và Rotta Games có thể được người dùng truy cập thông qua mạng riêng ảo.

Theo một báo cáo của công ty phân tích AppsFlyer, sau khi TikTok rút lui, thị phần của các ứng dụng Trung Quốc tại Ấn Độ đã giảm xuống 29% vào cuối năm 2020 từ mức 38% của năm trước đó.

PUBG Mobile, trò chơi điện tử nổi tiếng do Tencent phát hành đã được hoạt động trở lại tại Ấn Độ với tên gọi mới - Battlegrounds Mobile India.

Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ sẽ không cho phép các ứng dụng đổi thương hiệu mở rộng cơ sở người dùng của họ, theo Zhang Xuefeng, một nhà phân tích tại viện nghiên cứu Kandong.

Đọc thêm