Dù đã cam kết, nhiều tuyến đường vẫn còn bát nháo

Ngày 31-3, lãnh đạo 24 quận, huyện tham gia ký kết giao ước thi đua đảm bảo trật tự lòng đường, vỉa hè ở 157 tuyến đường và hơn 140 khu vực có điểm, nhóm họp chợ tự phát, buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè cần chấn chỉnh hoặc xóa bỏ.

Bốn ngày sau giao ước thi đua, PV Pháp Luật TP.HCM ghi nhận thực tế tại một số tuyến đường trong danh sách được lập lại trật tự ở khu vực trung tâm quận 1, quận 3 và quận 4. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, buôn bán, vứt rác bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị vẫn còn phổ biến.

Tại tuyến đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, các quán nước lấn chiếm vỉa hè ngay sát Công viên 23-9 buôn bán, xả rác tại các gốc cây, khiến tuyến đường ngập rác. Trong khi đó, lối đi bộ bị các nhà hàng chiếm hết. Đây còn là tuyến đường thu thu hút nhiều khách nước ngoài. Khách phải đi xuống lòng đường gây mất an toàn, nguy hiểm cho người đi bộ.

Dù đã cam kết, nhiều tuyến đường vẫn còn bát nháo ảnh 2
Tuyến đường Nguyễn Thái Bình, ngay gần giao lộ với đường Phó Đức Chính, các quán nước tràn lan,vỉa hè thành nơi buôn bán đủ thứ. Xe máy, xe đạp dựng la liệt, chiếm hết lối đi.

Dù đã cam kết, nhiều tuyến đường vẫn còn bát nháo ảnh 3
Tương tự, tại tuyến đường Cống Quỳnh đối diện BV Từ Dũ, các quán tạp hóa mọc lên chiếm luôn vỉa hè thành nơi bán hàng.

Vào giờ cao điểm, tuyến đường này thường xuyên rơi vào tình trạng ùn ứ, các phương tiện lưu thông khó khăn khi qua đây, giao thông lộn xộn.

Chú Nguyễn Văn Minh than: “Ngày trước, ông Hải dẹp vỉa hè nên nhiều nơi thông thoáng, đi thể dục buổi chiều cũng thông thoáng. Nhưng không hiểu sao bây giờ lại như trước kia, tôi toàn phải đi xuống đường. Rất mong chính quyền có phương án để tái lập trật tự vỉa hè, lóng đường".

Tại tuyến đường Hoàng Diệu, quận 4, một cửa hàng bán quần áo, xe của khách cũng như của nhân viên để bít hết lối đi vỉa hè. Cách đó không xa, nhiều quán ăn cũng tận dụng vỉa hè làm nơi buôn bán.

Tuyến đường Khánh Hội, quận 4, một tiệm sửa xe máy ngay tại giao lộ với đường Vĩnh Hội, bày hết xe máy, xe đạp ra vỉa hè. Khách muốn đi bộ qua cũng khó.

Dù đã cam kết, nhiều tuyến đường vẫn còn bát nháo ảnh 5
Tại quận 3, hàng loạt các cửa hàng thay nhau chiếm dụng vỉa hè. Một cửa hàng trên đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 11, quận 3, vỉa hè được tận dụng tối đa, thậm chí cả cột điện cũng được tận dụng để treo đồ. 

Người đi đường qua đây không có lựa chọn nào khác là đi xuống đường. Đây là một tuyến đường đông người qua lại nhất của quận 3.

Dù đã cam kết, nhiều tuyến đường vẫn còn bát nháo ảnh 6
Tuyến đường Cao Thắng, ngay sát trụ sở công an phường, quán nước mọc lên bên cạnh.

Đừng bỏ lỡ

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

(PLO)- Bé trai ngủ quên trên cây xoài khiến nhiều người đi tìm trong đêm; Công an thông tin về tin đồn mẹ đoạt mạng con ruột ở Quảng Nam; Nam thanh niên báo án giả để mong người yêu quay lại; Bắt kẻ giả danh cảnh sát hình sự cưỡng đoạt tiền của người đi đường; Bộ Công an kêu gọi 20 người liên quan vụ đánh bạc ở khách sạn Pullman ra trình diện.

Đọc thêm

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các dự án đường sắt đô thị đều cho Chính phủ áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù.

Để doanh nghiệp Việt tham gia các dự án đường sắt tỉ USD

(PLO)- Để doanh nghiệp trong nước yên tâm đầu tư dài hạn vào công nghiệp đường sắt, trong dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) chuẩn bị trình Quốc hội cho ý kiến, Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy định Nhà nước được đặt hàng doanh nghiệp làm sản phẩm theo yêu cầu.