ThS-BS Đinh Nguyễn Huy Mẫn, Trưởng khoa Xét nghiệm BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết mới đây. Kết quả khảo sát trong vòng 10 năm (2007-2016) tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng cũng cho thấy tỉ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó, mèo khá cao, trung bình 35%-42%.
Cũng theo BS Mẫn, số bệnh nhân đến BV Bệnh nhiệt đới TP khám và phát hiện bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó là khá nhiều. Mới đây, bà NTH, 42 tuổi, ở quận 8, đến khám vì thấy ngứa khắp mình, đặc biệt ở cánh tay phải nổi cả dề mề đay. Trong quá trình khám, bác sĩ hỏi nhà bà có nuôi chó, mèo không. Bà H. nói có nuôi hai con chó, thường ngày hay vuốt ve chúng. Bác sĩ chỉ định bà H. làm xét nghiệm máu. Kết quả là bà bị nhiễm giun đũa chó.
Trứng giun đũa chó thường bám trong lông chó, mèo hay nằm trong đất, cát, độ vài tuần sẽ xuất hiện ấu trùng. Ấu trùng giun sẽ theo máu tới các cơ quan trong cơ thể người. Ấu trùng chỉ thực sự nguy hiểm khi “ngụ” ở những cơ quan quan trọng như não, mắt, nội tạng... Ấu trùng ở não sẽ gây hiện tượng đau đầu, co giật, hôn mê, yếu liệt; ở mắt sẽ gây mù hoặc giảm thị lực; ở gan thì gây tổn thương gan…
Khi ấu trùng giun đũa chó xâm nhập vào cơ thể người sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào nên không thể nhận biết. Do đó chỉ có xét nghiệm ký sinh trùng mới biết có nhiễm bệnh hay không.
Nhiều người có thói quen nuôi thú cưng trong nhà như chó, mèo. Để không bị lây nhiễm giun đũa chó thì cần đưa chó, mèo tới các trạm thú y để được cho uống thuốc xổ giun. Cần giữ vệ sinh cho chó, mèo, cũng như quản lý kỹ phân của chúng.