Dân trắng tay ‘đúng quy trình’?

"Họ cất nước để chạy thủy điện, bình thường thì không xả, mưa to thì đổ xuống. Nghĩa là khi thiếu thì anh không cho, lúc người ta thừa thì anh xả, hạ lưu mưa như trút, ngập úng là đương nhiên" - ông Huấn nói. Hậu quả của việc xả đúng quy trình này là 5.000 nhà dân ngập chìm trong lũ, thiệt hại chưa thể đong đếm.

Theo đại diện Nhà máy thủy điện Hố Hô, lượng mưa hai ngày qua quá lớn, lũ đổ về rất nhiều, do vậy thủy điện xả ra là một phần, phần còn lại vẫn do nước lũ dâng nhanh dẫn tới ngập lụt. Ông Lê Ngọc Huấn phản bác, đáng ra khi đài báo áp thấp nhiệt đới, thủy điện phải xả trước vài ngày, đợi đến khi mưa về mới xả thì "nói làm sao cho đúng". Dù vậy Nhà máy thủy điện Hố Hô vẫn cho rằng "việc xả lũ là đúng quy trình". Từ ngày 13 đến sáng 15-10, đơn vị đã chủ động thông báo huyện xin điều tiết lòng hồ vì lượng nước đổ về rất lớn. Lưu lượng xả được tăng dần theo lưu lượng nước về.

Có một điều chắc chắn rằng nếu dự báo trước tình hình mưa lũ, nếu đừng chỉ nhìn thấy lợi ích cục bộ từ việc tích nước, chủ động xả bớt nước hồ để có thêm dung tích chứa lũ thì Nhà máy thủy điện Hố Hô không những không gây thiệt hại cho dân mà còn góp phần điều tiết nước, ngăn bớt lũ cho hạ du. Còn quy trình ư? Đây không phải là lần đầu tiên người ta nghe câu ấy từ cửa miệng các doanh nghiệp thủy điện và quan chức nhà nước. Ba năm trước tại Nghệ An, hồ thủy lợi Vực Mấu cũng ồ ạt xả, kèm với mưa lớn, hậu quả là 20.000 nhà dân bị ngâp, thị xã Hoàng Mai chìm trong biển nước. Việc xả lũ này được lãnh đạo Sở NN&PTNT cho biết là không lường trước tình hình mưa lũ, tuy nhiên vị này cũng cho rằng qua kiểm tra, đoàn kiểm tra của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng và các đơn vị liên quan tại Nghệ An kết luận Công ty Thủy lợi Bắc Nghệ An đã vận hành đúng quy trình xả lũ.

Tại sao đúng quy trình mà nhà ngập, dân chết? Tại sao? Tại sao khi xin dự án thủy điện thì ông nào cũng nói hồ thủy điện sẽ góp phần cắt lũ của hạ du bằng cách điều tiết nước nguồn ồ ạt đổ về. Nhưng hậu quả chỉ là mất rừng, gây thêm ngập lụt; giữa thiên tai và mưa ngập, không những không điều tiết được lũ mà còn thả thêm quả bom nước xuống đầu dân?

Đúng quy trình ư? Nếu “quy trình” chỉ đơn giản là báo trước hai ngày rồi cứ việc xả hết các cửa tràn thì đó là quy trình của sự thiếu dự báo; cục bộ, hẹp hòi về lợi ích và là quy trình của sự vô cảm. Nếu chỉ báo trước hai ngày mà không biết điều tiết nước từ trước cả khi áp thấp đến gần thì đó là quy trình của những cỗ máy vô tri, không phải quy trình của con người có lương tâm. Cho dù báo trước hai ngày thì với lượng nước ấy cộng thêm cơn lũ lớn, dân biết chạy đâu? Nhà cửa, ruộng vườn, gia sản bao đời chỉ có bấy nhiêu, họ có treo ngôi nhà mình lên trời được đâu mà tránh lũ.

Người dân vùng lũ không kêu được bởi đang bận chạy lũ. Nhưng dư luận cả nước không thể tán đồng những quy trình đổ thêm nước vào dòng lũ để cuốn trôi gia sản của người dân. Nếu quả thật việc xả thêm nước vào dòng lũ ấy là đúng quy trình thì Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT phải có tiếng nói về quan điểm của mình về cái quy trình ấy.

Lẽ nào người dân phía hạ du các nhà máy thủy điện phải trắng tay “đúng quy trình” và "chết đúng quy trình’’?

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Đo lường hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM bằng tiện ích, thu nhập của người dân và sự thành công của DN. Trong ảnh: Người dân vui chơi ở Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) dịp cuối tuần.

Ngẫm về đích đến của 'siêu đô thị' TP.HCM

(PLO)- Đích đến cuối cùng của siêu đô thị là gia tăng tiện ích, thu nhập, chất lượng cuộc sống... hướng tới hạnh phúc thực chất của người dân, phồn vinh bền vững của DN.

Sức sống từ lòng dân

Sức sống từ lòng dân

(PLO)- Khi người dân phấn khởi, doanh nghiệp tin cậy thì sự đồng cảm, chia sẻ, đón nhận của xã hội với các thiết kế chính sách của TP trước thềm kỷ nguyên mới sẽ tăng cao, là bàn đạp cho những bước đà của TP.HCM tiến vào kỷ nguyên mới...

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...