Từ câu hỏi của Tổng Bí thư Tô Lâm về 'cái áo…'

(PLO)- “Một cái áo bán ra mà thiết kế, vải, nhuộm, chỉ, cúc đều của người khác thì mình được bao nhiêu? Có chăng chỉ là công lao động và sự ô nhiễm môi trường?” – Tổng Bí thư Tô Lâm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Một cái áo bán ra mà thiết kế, vải, nhuộm, chỉ, cúc đều của người khác thì mình được bao nhiêu? Có chăng chỉ là công lao động và sự ô nhiễm môi trường?” – Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt vấn đề như thế tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI diễn ra vào hôm qua (15-1), và ngay lập tức điều này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo tầng lớp người dân.

Trong bài phát biểu được dư luận, trong đó có nhiều kinh tế gia, chuyên gia tư vấn, lãnh đạo doanh nghiệp và các trí thức, nhận định là rất “đau đáu”, “thẳng thắn” và “trực diện”, “đúng trọng tâm” ấy, Tổng Bí thư còn chỉ ra nhiều “số liệu được trích dẫn từ báo cáo” của các tư lệnh các ngành như xuất khẩu điện thoại di động thông minh, xuất khẩu linh kiện máy tính, xuất khẩu thiết bị máy tính, gia công phần mềm, thiết bị linh kiện điện tử… Tất cả đều đứng trong top 10, thậm chí có ngành trong top 3 trong số hàng trăm nền kinh tế của thế giới.

Thực tế, chỉ cần lên Google và tìm kiếm các nội dung liên quan ngành xuất khẩu của Việt Nam thì không ít báo cáo của các ngành, báo chí - truyền thông trong nước (thậm chí quốc tế) đều giật tít rất lạc quan, tươi sáng trong khi vẫn chưa mổ xẻ cấu trúc của những con số vốn rất phức tạp này. Nói như Tổng Bí thư thì: “Đây là những con số có vẻ ấn tượng, hoành tráng, đáng tự hào nhưng thử hỏi chúng ta đã bao giờ nhìn sâu vào bản chất những số liệu này chưa? Chúng ta đóng góp được bao nhiêu phần trăm giá trị trong đó? Hay là mình đang ở phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị, chủ yếu là gia công cho nước ngoài”.

Hay như các bài toán về sở hữu công nghệ lõi, phát triển các sáng chế có giá trị cao do chính người Việt nắm giữ vẫn rất nan giải, mà có lẽ nguyên nhân chính - như Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra là do “năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) hiện vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn lực từ nước ngoài, hạn chế khả năng tự chủ công nghệ của Việt Nam”.

Thực tế, nếu quan sát kỹ thì báo chí, ý kiến từ các chuyên gia tại một số diễn đàn, hội thảo, hội nghị về phát triển kinh tế - xã hội đã ít nhiều đề cập vấn đề tỉ lệ đóng góp thực tế và lợi ích thực tế mà người Việt hưởng được trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ chuyện xuất khẩu dệt may, linh kiện điện tử, máy tính, điện thoại, đến các ngành khác như nông sản, lâm sản… của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khi thông tin kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam “hạng nhất”, “hạng nhì” thế giới được tìm thấy rất nhiều, các tư lệnh ngành mạnh dạn đưa vào báo cáo và đăng ký các chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước thì thực tế tiền về túi không còn bao nhiêu. Nào là tiền nhập khẩu linh kiện, mua công nghệ, thuê chuyên gia nước ngoài, đến các chi phí vận hành, logistics… Phần ít ỏi còn lại chia cho nguồn nhân lực giá rẻ, chủ yếu bán sức khỏe và thời gian để lắp ráp, gia công, cung cấp dịch vụ an ninh, suất ăn công nghiệp cùng với chi phí xử lý những thiệt hại về môi trường… Nói cách khác, các chỉ số trên các báo cáo dù mang lại “tiếng thơm”, dù là các con số rất đúng và rất đẹp nhưng đất nước, người dân chưa “có miếng”. Thế nhưng thực trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” này vẫn kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên qua trong bối cảnh quán tính từ động lực của công cuộc đổi mới năm 1986 gần như đã dần cạn.

Vì lẽ ấy, nhiều người rất ấn tượng, tâm đắc với câu hỏi mà thực chất là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm khi nói về các con số rất đẹp trong các báo cáo: “Đây liệu có phải là “ngộ nhận”, là “tự huyễn hoặc”, là “tự ru mình” không?”. Đó là lời hiệu triệu để tất cả tư lệnh ngành nhìn thẳng vào sự thật, giá trị của doanh nghiệp, con người, đất nước Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu vốn đặt năng lực cạnh tranh riêng biệt lên hàng đầu như yếu tố sống còn.

Phải mổ xẻ cấu trúc của các con số, cũng như thành tích đạt được để vạch ra những kế hoạch chiến lược, có trọng tâm, trọng điểm, định vị thế mạnh quốc gia. Đây có lẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để Việt Nam làm rõ vai trò, vị thế của mình, tự tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Đo lường hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM bằng tiện ích, thu nhập của người dân và sự thành công của DN. Trong ảnh: Người dân vui chơi ở Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) dịp cuối tuần.

Ngẫm về đích đến của 'siêu đô thị' TP.HCM

(PLO)- Đích đến cuối cùng của siêu đô thị là gia tăng tiện ích, thu nhập, chất lượng cuộc sống... hướng tới hạnh phúc thực chất của người dân, phồn vinh bền vững của DN.

Sức sống từ lòng dân

Sức sống từ lòng dân

(PLO)- Khi người dân phấn khởi, doanh nghiệp tin cậy thì sự đồng cảm, chia sẻ, đón nhận của xã hội với các thiết kế chính sách của TP trước thềm kỷ nguyên mới sẽ tăng cao, là bàn đạp cho những bước đà của TP.HCM tiến vào kỷ nguyên mới...

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...