Nếu có điều gì đó luôn đúng trong thế giới kinh doanh, thì đó là những gì hiệu quả trong quá khứ sẽ không hiệu quả trong tương lai. Gắn với những thứ "đã được thử nghiệm và đúng" sẽ dẫn tới việc theo đuổi những chiến lược bảo thủ quá lâu dài sau khi đã rõ ràng rằng chúng không còn tác dụng nữa.
Một ví dụ điển hình là niềm tin của Microsoft đối với khái niệm "Windows Everywhere". Công ty vẫn thử ra mắt máy tính bảng và điện thoại sử dụng hệ điều hành Windows mặc cho thị trường luôn cho thấy một điều rõ ràng là chẳng ai ưa những món đồ công nghệ như thế.
Trong những công ty nhỏ hơn, thì bản thân câu "chúng tôi toàn làm theo cách này" đã chứng tỏ sự không sẵn lòng xây dựng quy trình và cơ cấu khi công ty tăng trưởng. Một cách làm phá cách trong việc thực hiện các công việc kinh doanh trong các công ty khởi sự lại có hại cho các công ty lớn.
Giải pháp: "Những việc đã hiệu quả trong quá khứ sẽ không hiệu quả trong tương lai”.
2. "Nhưng điều đó có thể đúng!"
Con người có xu hướng bẩm sinh đối với cái mà các nhà tâm lý học gọi là "thành kiến ăn sâu". Điều này bao gồm việc coi những thông tin được tiếp nhận là thật/không thật và phù hợp/không phù hợp dựa trên việc dữ liệu đó phù hợp thế nào với những quan điểm có từ trước.
Trở lại những năm 80 của thế kỷ trước, tại một buổi thuyết trình dành cho những người điều hành của một công ty hạng C thuộc lĩnh vực sản xuất máy tính mini, theo đó doanh số bán hàng máy tính cá nhân đã tăng đột biến trong khi doanh số bán hàng máy tính mini lại tụt dốc. Mặc dù những dữ liệu đó đều được trích từ các hồ sơ của SEC, nhưng các vị lãnh đạo đó vẫn không tin rằng những số liệu đó là đúng.
Tương tự như vậy, các doanh nhân thường tin tưởng mạnh mẽ vào công ty và sản phẩm đến nỗi bỏ qua các xu thế đang thay đổi trong ngành của họ và khiến cho "tầm nhìn" của họ không còn thức thời nữa.
Giải pháp: "Đừng vung tiền cho những thứ không còn đáng giá nữa”.
3. "Chúng ta sẽ tìm cách nào đó để thực hiện điều này"
Mặc dù suy nghĩ tích cực cũng có giá trị của nó, nhưng kỳ vọng vào điều huyền diệu xảy ra sẽ khiến bạn cầm chắc thất bại. Thành công trong kinh doanh chỉ có thể đạt được nếu đánh giá đúng hiện thực và thực hiện những hành động thích hợp, chứ không phải là chờ đợi điều thần diệu sẽ mang lợi nhuận tới qua cửa sổ.
Ví dụ như mơ tưởng rằng doanh số bán hàng sẽ tăng vọt trong hai tuần cuối cùng của quý 4, đem lại thằng lợi kinh doanh cho cả năm. Điều này hoàn toàn không thể xảy ra.
Tương tự, kế hoạch thực hiện đưa ra một thời hạn chót không tưởng cũng cho kết quả như vậy. Trang Healthcare.gov là một ví dụ điển hình, và điều tương tự đang diễn ra tại các tổ chức nhỏ hơn, khi các nhà quản lý nghiễm nhiên đánh giá thấp khối lượng công việc và quỹ thời gian cần thiết để tạo ra một sản phẩm thực sự tuyệt vời.
Giải pháp: "Đừng hi vọng và cầu nguyện. Hãy lên kế hoạch rồi hành động”.