5 hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam

(PLO)- Đánh giá về các hoạt động kỷ niệm ra đời đề cao văn hóa Việt Nam, chuyên gia bày tỏ đã đến lúc văn hóa phải thực sự trở thành một trụ cột phát triển của Việt Nam. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 22-2, Bộ VH-TT&DL tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam(1943 - 2023).

Theo Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông, các hoạt động kỷ niệm giúp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đặc biệt là những người làm công tác văn hóa, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ cả nước thấm nhuần ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị to lớn, sự trường tồn và tầm ảnh hưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943. Đồng thời, khẳng định tầm nhìn của Đảng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông trả lời câu hỏi của báo chí. Ảnh: TH

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông trả lời câu hỏi của báo chí. Ảnh: TH

PGS-TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết thêm: “Đã đến lúc văn hóa phải thực sự trở thành một trụ cột phát triển của Việt Nam. Sức sống của Đề cương vào thời điểm hiện nay sẽ tạo nên sự khởi đầu đột phá về văn hóa".

Sẽ có 5 hoạt động chính kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam gồm:

Hội thảo khoa học cấp quốc gia 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển; Lễ kỷ niệm và Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam. Lễ kỷ niệm và Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam; Phim tài liệu 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam; Triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam.

Trong đó, Tuần phim kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam diễn ra từ ngày 25-2 đến 3-3 trên phạm vi toàn quốc. Tuần phim mang đến 4 phim truyện, 4 phim tài liệu và 2 phim hoạt hình.

Bên cạnh phim tài liệu nói trên còn có phim Hồ Chí Minh, năm 1946, Những bước đi ngoại giao và một cuộc chiến không mong muốn(phần 2 của phim Hồ Chí Minh, năm 1946, dài 31 phút), Văn hóa soi đường cho quốc dân đi, Chầu văn - âm hưởng linh thiêng.

4 phim truyện được công chiếu gồm Bình minh đỏ (cấm trẻ dưới 13 tuổi - C13), Cơn giông (C16), Phượng cháy (C13) và Nhà tiên tri (dành cho mọi lứa tuổi - P). Riêng phim hoạt hình có hai tác phẩm Kỳ tích đầm Dạ Trạch (Công ty Cổ phần hãng phim Hoạt hình Việt Nam) và Đôi cánh kim cương (Công ty Cổ phần Phim Giải phóng).

Lễ khai mạc tuần phim được tổ chức vào 19 giờ ngày 25-2 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (số 87 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội).

Một triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam góp phần làm phong phú các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về sự kiện 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam cũng sẽ được tổ chức trong hai ngày 27 và 28-2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế và Trung tâm Hội nghị Quốc tế. Dự kiến sẽ có khoảng 80 bức ảnh được trưng bày.

Song song với các hoạt động hội thảo, lễ kỷ niệm sẽ là các hoạt động văn hóa nhiều ý nghĩa. Trong đó, bộ phim tài liệu 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (dự kiến phát sóng vào 20 giờ 30 phút ngày 27-2 trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam).

Đề cương về văn hóa Việt Nam do ai soạn thảo?

Đề cương về văn hóa Việt Nam được Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên, nay là Hà Nội) vào tháng 2-1943.

Sau 80 năm, tư tưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm