1. USB Flash Benchmark
USB Flash Benchmark có dung lượng tương đối nhẹ, phần mềm được thiết kế để kiểm tra tốc độ đọc/ghi thực tế thông qua 15 bài thử nghiệm khác nhau nhằm đánh giá khả năng xử lý của USB. Khi hoàn tất, bạn có thể chia sẻ kết quả cho bạn bè hoặc xem thông tin trực tiếp trên trang web của nhà sản xuất. Bạn đọc quan tâm có thể tải ứng dụng USB Flash Benchmark tại địa chỉ http://usbflashspeed.com/.
2. USBDeview
USBDeview được cung cấp hoàn toàn miễn phí bởi NirSoft. Trang web này có đến hơn 100 tiện ích portable (không cần cài đặt) khá hữu ích với đủ mọi thể loại và nhu cầu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này chúng ta chỉ cần quan tâm đến ứng dụng USBDeview.
Phần mềm này sẽ liệt kê toàn bộ danh sách các USB đang kết nối hoặc được sử dụng trước đó, chi tiết cụ thể của từng thiết bị, kiểm tra tốc độ đọc/ghi thực tế và khả năng gỡ bỏ USB an toàn. Bạn đọc quan tâm có thể tải USBDeview tại địa chỉ https://goo.gl/WJnxk, ứng dụng tương thích với các thiết bị chạy Windows XP trở lên.
3. Parkdale
Parkdale có lẽ là công cụ còn khá xa lạ đối với nhiều người dùng, nó cung cấp đến ba chế độ kiểm tra bao gồm QuickAccess, FileAccess và BlockAccess. Nếu chỉ cần kiểm tra tốc độ USB, bạn chỉ cần lựa chọn QuickAccess, giữ nguyên các thông số mặc định rồi nhấn Start để bắt đầu. Tải Parkdale (miễn phí) tại địa chỉ http://www.the-sz.com/products/parkdale/.
4. Check Flash
Check Flash cung cấp nhiều tùy chọn tiên tiến hơn so với các công cụ bên trên, tuy nhiên nó yêu cầu người dùng phải tự thiết lập các thông số. Nhược điểm duy nhất của ứng dụng chính là thời gian kiểm tra tốc độ tương đối lâu, do đó, nếu muốn đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng USB Flash Benchmark hoặc USBDeview. Tải Check Flash tại https://goo.gl/GfOlW.
5. Crystal Disk Mark
Đây là ứng dụng chuyên kiểm tra tốc độ đọc/ghi của ổ cứng HDD, SSD và cả USB với bốn loại thử nghiệm gồm Seq Q32T1, 4K Q32T1, Seq và 4K. Tải ứng dụng (miễn phí) tại địa chỉ https://goo.gl/hg78.
Khi cảm thấy tốc độ USB quá chậm, bạn hãy thử format (định dạng) USB và chuyển sang NTFS hoặc exFAT thay vì FAT32. Nếu vẫn không khả quan, người dùng hãy nghĩ đến việc mua một chiếc USB mới sử dụng chuẩn giao tiếp 3.0 (cổng màu xanh dương).
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.