Cận cảnh đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực sắp được đưa ra trưng bày

(PLO)- Đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực sản xuất năm 1965, sắp được đem ra trưng bày trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.

Video: Cận cảnh đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực sắp được đưa ra trưng bày
xe-lua-gia-lam (9).JPG
Đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực, biểu tượng của ngành đường sắt, sẽ được trưng bày tại vườn Nhãn (quận Long Biên) trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Đây là điểm nhấn của lễ hội lần này, nhằm khơi dòng chảy di sản, nhất là các di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo.
xe-lua-gia-lam (6).JPG
Trong lịch sử, có khoảng 50 chiếc đầu máy hơi nước mang tên Tự Lực được sản xuất để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa ở miền Bắc. Những chiếc đầu máy xe lửa hơi nước mang tên Tự Lực một thời là biểu tượng của ngành đường sắt bởi chúng là nhân chứng lịch sử tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
xe-lua-gia-lam (10).JPG
Hiện tại, nhiều chi tiết đầu máy hơi nước mang tên Tự Lực đã bị hoen rỉ theo thời gian.
xe-lua-gia-lam (3).JPG
Từ một nhà máy cũ nằm trong diện di dời ra khỏi nội đô - Nhà máy xe lửa Gia Lâm và các ga tàu hỏa Hà Nội được cải tạo thành các tổ hợp sáng tạo. Di sản được đánh thức để tạo ra hệ giá trị mới phục vụ phát triển Thủ đô.
xe-lua-gia-lam (5).JPG
Nồi hơi nằm phía trên cùng của đầu máy, sau khi đốt cháy than, gỗ sẽ làm cho nước hoá hơi, hơi nước làm piston di chuyển qua lại, piston lại gắn liền với trục quay chính của đầu máy của tàu sẽ giúp cho tàu chạy.
xe-lua-gia-lam (4).JPG
Đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực mang số hiệu 141-179 được sản xuất năm 1965, được thiết kế chạy trên đường ray một mét, dài khoảng 19 m (bao gồm cả xe than) hoặc dài 11,5m (không bao gồm xe than); rộng 2,75 m, cao 3,8 m, nặng khoảng 100 tấn (có than và có nước).
xe-lua-gia-lam (7).JPG
Thiết kế đặc trưng tạo nên cái tên 141-179 là 4 cặp bánh chủ động (đầu máy có một cặp bánh dẫn hướng, 4 cặp bánh chủ động và một cặp bánh theo sau). Các cặp bánh chủ động nhận lực từ động cơ hơi nước để tạo ra lực kéo đoàn tàu.
xe-lua-gia-lam (12).JPG
So với những đầu máy hơi nước được phục chế và trưng bày tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, chiếc đầu máy Tự Lực 141-179 đang nằm tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm trong tình trạng xuống cấp.
xe-lua-gia-lam (8).JPG
Những năm chiến tranh chống Mỹ leo thang, việc chế tạo đầu máy xe lửa tạm hoãn, những chiếc xe lửa ra sức thi đua vận chuyển hàng hóa, vũ khí, lương thực… chi viện cho chiến trường miền Nam.
xe-lua-gia-lam (11).JPG
Các đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực một thời đã từng là một trong những biểu tượng của ngành đường sắt - nhân chứng lịch sử tham gia vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
xe-lua-gia-lam (2).JPG
Những chiếc đầu máy mang tên Tự Lực nói chung và chiếc đầu máy 141 - 179 nói riêng là dấu mốc cho thành quả nghiên cứu, là sự nỗ lực vượt khó của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành đường sắt Việt Nam.
xe-lua-gia-lam (1).JPG
Cũng trong dịp lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng tổ chức tuyến tàu di sản ga Hà Nội - Long Biên - Gia Lâm. Tuyến tàu trải nghiệm kết nối hai bên bờ sông Hồng, xuất phát từ nhà ga Hà Nội, đến ga Long Biên, qua cầu Long Biên và kết thúc tại nhà ga Gia Lâm, từ đó khách tham quan đi bộ đến Nhà máy xe lửa Gia Lâm để tham gia các hoạt động sáng tạo. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tăng cường các toa tàu nghệ thuật đặc biệt.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm