Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (QH), về tiến trình phát triển của QH Việt Nam.
Cuộc bầu cử của dân chủ, tự do
. Phóng viên: Thưa ông, nhìn nhận về QH khóa I, nhiều ý kiến cho rằng đó là một QH đáp ứng được những yêu cầu của hòa hợp, của dân chủ. Ông bình luận gì về ý kiến này?
. Có ý kiến cho rằng tỉ lệ ĐBQH ngoài Đảng hiện nay tại QH là ít, lại còn giảm theo thời gian (khóa XI chiếm hơn 13%, khóa XII là 8,7%, hiện nay tỉ lệ này chỉ còn 8,4%). Ông nhìn nhận gì về điều này?
+ QH trước hết là một thiết chế đại diện. Tỉ lệ ĐB ngoài Đảng giảm chắc chắn ảnh hưởng đến năng lực đại diện của QH. Tôi nghĩ là nên tăng tỉ lệ ĐB ngoài Đảng. Về mặt lý thuyết, Đảng cầm quyền bao giờ cũng cần có đa số ở trong QH. Nhưng một tỉ lệ ĐB ngoài Đảng phù hợp là rất quan trọng để tiếng nói và ý nguyện đa dạng của xã hội được vang lên trên diễn đàn của QH.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội. (Ảnh tư liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Quan chức hành chính không nên là ĐBQH
. Những khóa QH gần đây, hoạt động chất vấn được nhân dân trông đợi, tuy nhiên chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn chưa đáp ứng những đòi hỏi của nhân dân. Theo ông, cần làm gì để chất vấn được tốt hơn?
+ Tôi nghĩ nếu chúng ta hiểu đúng ý nghĩa của chất vấn thì sẽ đỡ khắt khe hơn với QH. Chất vấn là để bảo đảm trách nhiệm giải trình hơn là để giải quyết các vấn đề tồn tại trong cuộc sống. Mà như vậy thì QH đã làm tốt việc này. Và nói chung Chính phủ cũng đã giải trình khá đầy đủ các vấn đề được chất vấn. Nhiều khi không ít vấn đề của cuộc sống chưa được giải quyết chủ yếu do chúng ta thiếu nguồn lực hoặc do những vướng mắc thuộc tầm hệ chuẩn chứ không hẳn là do chất lượng chất vấn chưa cao.
. QH hiện nay vẫn là QH kiêm nhiệm. Một ĐBQH có thể giữ nhiều vai, thậm chí là có những vai trái ngược nhau. Điều này theo ông có nên thay đổi nhằm đảm bảo hơn nữa sự độc lập của ĐBQH nói riêng và QH nói chung, tránh những xung đột lợi ích khi ĐBQH sắm nhiều vai?
+ Tôi tin là nên. Để một hệ thống vận hành thì các lỗi tồn tại chính trong nó là không nên có. Ví dụ, bầu các ĐB là quan chức hành chính cấp dưới để giám sát các bộ trưởng quả thật là một lỗi không nên có. Tuy nhiên, chúng ta không nên lẫn lộn giữa hành pháp và hành chính. Các quan chức hành pháp (các bộ trưởng) trong mô hình mà Chính phủ hình thành từ QH và chịu trách nhiệm trước QH thì đều nên là ĐB. Các quan chức cấp thấp hơn (các quan chức hành chính) thì không nên là ĐBQH.
Ở một số nước, các ĐBQH có thể kiêm nhiệm một số nghề như giáo sư, luật sư, doanh nhân... Nhưng quy chế đạo đức nghị viện buộc những người này phải tuyên bố công khai những trường hợp xung đột lợi ích. Và trong những trường hợp như vậy họ không được tham gia thảo luận, quyết định những vấn đề có liên quan.
. Xin cám ơn ông.
Tổng tuyển cử 1946 - nền tảng dân chủ hóa đất nước “Cuộc tổng tuyển cử QH đầu tiên và bản Hiến pháp đầu tiên đáng được ghi nhận như nền tảng sự xác lập nền dân chủ ở nước ta, khởi đầu cho một quá trình “dân chủ hóa” lâu dài và nhiều thăng trầm”. Nhà sử học Dương Trung Quốc, ĐBQH các khóa XI, XII, XIII đã nhìn nhận như thế khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM. . Phóng viên: Với tỉ lệ hơn 90% là đảng viên trong QH hiện nay, là một trong số ít các vị ĐBQH ngoài Đảng, ông có cảm thấy một chút “cô đơn” hay “yếu thế” tại nghị trường hay không? Ta hay nói đến cái nguyên lý “ý Đảng lòng dân”. Nhưng với tỉ lệ trên 90% ĐBQH là đảng viên hiện nay thì… điều này dễ tạo ra sự nhất trí trong QH nhưng chưa hẳn được toàn dân nhất trí. Đó cũng là điều dễ hiểu... . Làm thế nào để QH thực sự là cơ quan quyền lực của nhân dân, đảm nhận tốt các chức năng lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia? + Theo tôi, quan trọng nhất là tôn trọng và tạo cơ chế để người dân có quyền giám sát (định đoạt) ngay chính những ĐBQH mà mình đã bầu ra. Ở nhiều nước, ĐBQH sợ nhất là dân (cử tri) không bầu mình, hay người của đảng mình vì lời đánh giá của dân (dư luận) và lá phiếu của dân có “mệnh giá” cao, mang tính quyết định thân phận của các vị ĐBQH. Ở ta chưa có được điều đó một cách thực sự. Hy vọng những điều đó đang trên tiến trình... . Xin cám ơn ông. |