Chị Huỳnh Mai là chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình sinh con một bề, nuôi dạy con tốt ở phường 8, quận 10. Vợ chồng chị có 2 con gái. Em kế chồng đẻ 4 con gái (sinh đôi bé thứ ba và thứ tư), hai người em còn lại mỗi người một con gái. Ông bà nội của các cô cháu gái rất vui, cho rằng con gái ngoan ngoãn, tiếp bước truyền thống hiếu học, nhân đạo, nghĩa tình của gia đình chính là nối dõi tông đường. Gia đình chồng chị Mai vốn là dòng trí thức lâu đời ở đất Cần Thơ. Ông Tống Văn Bảy, cha chồng chị từng là giáo sư trường đại học Bách khoa Sài Gòn.
Hai con gái Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh của anh chị đã tiếp nối rất tốt truyền thống hiếu học của gia đình. Cả hai đều là cựu học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, đều có bằng thạc sĩ đồng thời học thêm văn bằng hai là Anh văn. Khánh Linh từng được tuyển thẳng vào đại học Bách khoa. Gia đình anh chị được trao tặng danh hiệu Gia đình hiếu học. Hiện nay, cả hai cô con gái đều thành đạt với công việc.
Chị Huỳnh Mai tâm sự: "Tôi vẫn đùa vui với các con, bây giờ các con nuôi bố mẹ bởi lương một cán bộ cấp phường như mẹ đâu đảm bảo chi tiêu hàng ngày cho gia đình". Chồng chị Mai đã nghỉ hưu. Căn nhà gia đình chị đang ở do chính cô con gái út Mỹ Linh thiết kế, nhỏ xinh nhưng vô cùng gọn gàng và ấm cúng.
Gia đình chị Mai chỉ là một trong số 23 gia đình tham gia Câu lạc bộ "sinh con một bề". Phường 8 có 26% dân số là người Hoa có truyền thống trọng nam, 1/3 hộ có phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, 146 gia đình sinh toàn con gái. Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường Huỳnh Thị Bích Chi nảy ra sáng kiến thành lập câu lạc bộ để vận động các gia đình đã có hai con không cố đẻ thêm nữa.
Trong các buổi họp, không chỉ vợ mà cả những ông chồng cũng tham dự tích cực. Hầu hết các ông đều ủng hộ việc vợ tham gia câu lạc bộ và không đòi hỏi bà xã phải cố đẻ để có nếp có tẻ, đặc biệt ở những gia đình sinh toàn con gái. Thậm chí ông bà nội ngoại của những gia đình sinh con một bề cũng nhìn nhận "quan niệm có nếp có tẻ lạc hậu rồi”. Tiêu biểu như cụ Đỗ Thị Phúc (83 tuổi, ngụ tại đường Nhật Tảo) là dân Hà Nội chính gốc vốn nặng lòng với suy nghĩ “nhà phải có con trai nối dõi”, giờ cũng đã bỏ được quan niệm đó và rất hài lòng với con dâu cùng hai cô cháu nội.
Nữ chủ nhiệm câu lạc bộ đặc biệt này chia sẻ, nuôi con một bề hay nuôi con cả nếp cả tẻ, mỗi kiểu đều có những mặt mạnh riêng. Ví dụ, chị rất nhàn khi nuôi dạy hai con gái. Thời bé, hai con có thể mặc thừa quần áo của nhau, chơi những trò giống nhau, ngủ chung giường với nhau… giúp gia đình tiết kiệm chi phí đáng kể. Hai chị em thân thiết với nhau, tự cùng đi học, dễ dàng trao đổi bài vở hay những kinh nghiệm trong cuộc sống. Cô chị là tấm gương cho cô em học tập, ngược lại thành tích của cô em cũng là động lực để cô chị phấn đấu. Đến lúc lớn, cả hai chị em đều được mẹ hướng dẫn đi học nữ công gia chánh ở Nhà Văn hóa Phụ nữ, học nấu ăn, cắt tóc, trang điểm, và làm từ thiện cùng mẹ.
Với chị Bích Chi, không phải người phụ nữ nào cũng muốn sinh nhiều con, bởi sinh đẻ quá nhiều không chỉ làm giảm sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống của các con. "Đã qua rồi cái thời nuôi con như trồng những củ khoai, con cái cứ hồn nhiên mà lớn. Nuôi dạy con trong xã hội hiện đại cần đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc", Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường 8 nói. Ngoài ra, ngày nay người phụ nữ đi làm, tham gia nhiều hoạt động xã hội, việc sinh con quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của chị em.
Nói về các thành viên khác trong câu lạc bộ, chị Mai cho biết, mọi người đều không phân biệt con trai con gái, rất mực yêu quý và trân trọng đứa con của mình. Mọi người cũng hiểu, ngày nay có được đứa con là may mắn lắm rồi, còn hơn bao nhiêu đôi vợ chồng phải chạy chữa vô sinh tốn hàng trăm triệu đồng.
"Trời cho đứa con nào cũng quý, quan trọng là biết dạy con nên người. 'Trai mà chi gái mà chi/Đứa nào có nghĩa có tình thì hơn', ngày xưa các cụ cũng đã đúc kết thành ca dao tục ngữ như thế rồi”, chị Mai cười.
Gia đình anh chị Tử Văn - Huỳnh Mai trong lễ tốt nghiệp đại học của con gái út. Ảnh gia đình cung cấp.
Hai con gái Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh của anh chị đã tiếp nối rất tốt truyền thống hiếu học của gia đình. Cả hai đều là cựu học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, đều có bằng thạc sĩ đồng thời học thêm văn bằng hai là Anh văn. Khánh Linh từng được tuyển thẳng vào đại học Bách khoa. Gia đình anh chị được trao tặng danh hiệu Gia đình hiếu học. Hiện nay, cả hai cô con gái đều thành đạt với công việc.
Chị Huỳnh Mai tâm sự: "Tôi vẫn đùa vui với các con, bây giờ các con nuôi bố mẹ bởi lương một cán bộ cấp phường như mẹ đâu đảm bảo chi tiêu hàng ngày cho gia đình". Chồng chị Mai đã nghỉ hưu. Căn nhà gia đình chị đang ở do chính cô con gái út Mỹ Linh thiết kế, nhỏ xinh nhưng vô cùng gọn gàng và ấm cúng.
Gia đình chị Mai chỉ là một trong số 23 gia đình tham gia Câu lạc bộ "sinh con một bề". Phường 8 có 26% dân số là người Hoa có truyền thống trọng nam, 1/3 hộ có phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, 146 gia đình sinh toàn con gái. Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường Huỳnh Thị Bích Chi nảy ra sáng kiến thành lập câu lạc bộ để vận động các gia đình đã có hai con không cố đẻ thêm nữa.
Trong các buổi họp, không chỉ vợ mà cả những ông chồng cũng tham dự tích cực. Hầu hết các ông đều ủng hộ việc vợ tham gia câu lạc bộ và không đòi hỏi bà xã phải cố đẻ để có nếp có tẻ, đặc biệt ở những gia đình sinh toàn con gái. Thậm chí ông bà nội ngoại của những gia đình sinh con một bề cũng nhìn nhận "quan niệm có nếp có tẻ lạc hậu rồi”. Tiêu biểu như cụ Đỗ Thị Phúc (83 tuổi, ngụ tại đường Nhật Tảo) là dân Hà Nội chính gốc vốn nặng lòng với suy nghĩ “nhà phải có con trai nối dõi”, giờ cũng đã bỏ được quan niệm đó và rất hài lòng với con dâu cùng hai cô cháu nội.
Nữ chủ nhiệm câu lạc bộ đặc biệt này chia sẻ, nuôi con một bề hay nuôi con cả nếp cả tẻ, mỗi kiểu đều có những mặt mạnh riêng. Ví dụ, chị rất nhàn khi nuôi dạy hai con gái. Thời bé, hai con có thể mặc thừa quần áo của nhau, chơi những trò giống nhau, ngủ chung giường với nhau… giúp gia đình tiết kiệm chi phí đáng kể. Hai chị em thân thiết với nhau, tự cùng đi học, dễ dàng trao đổi bài vở hay những kinh nghiệm trong cuộc sống. Cô chị là tấm gương cho cô em học tập, ngược lại thành tích của cô em cũng là động lực để cô chị phấn đấu. Đến lúc lớn, cả hai chị em đều được mẹ hướng dẫn đi học nữ công gia chánh ở Nhà Văn hóa Phụ nữ, học nấu ăn, cắt tóc, trang điểm, và làm từ thiện cùng mẹ.
Với chị Bích Chi, không phải người phụ nữ nào cũng muốn sinh nhiều con, bởi sinh đẻ quá nhiều không chỉ làm giảm sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống của các con. "Đã qua rồi cái thời nuôi con như trồng những củ khoai, con cái cứ hồn nhiên mà lớn. Nuôi dạy con trong xã hội hiện đại cần đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc", Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường 8 nói. Ngoài ra, ngày nay người phụ nữ đi làm, tham gia nhiều hoạt động xã hội, việc sinh con quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của chị em.
Nói về các thành viên khác trong câu lạc bộ, chị Mai cho biết, mọi người đều không phân biệt con trai con gái, rất mực yêu quý và trân trọng đứa con của mình. Mọi người cũng hiểu, ngày nay có được đứa con là may mắn lắm rồi, còn hơn bao nhiêu đôi vợ chồng phải chạy chữa vô sinh tốn hàng trăm triệu đồng.
"Trời cho đứa con nào cũng quý, quan trọng là biết dạy con nên người. 'Trai mà chi gái mà chi/Đứa nào có nghĩa có tình thì hơn', ngày xưa các cụ cũng đã đúc kết thành ca dao tục ngữ như thế rồi”, chị Mai cười.
Theo Kim Anh (VNE)