Snowden đã đến Nga vào hồi 24-06-2013. Ông đã có ý định bay sang Cuba, tuy nhiên, hộ chiếu của ông đã bị phía Mỹ bác bỏ, khiến ông rơi vào tình trạng bị “giam lỏng” tại sân bay Moscow.
Ngày 01-08-2013, chính phủ Nga đã cho phép ông tị nạn tại nước này. Đầu tháng 08 năm nay, Snowden đã nhận được giấy phép cư trú ở Nga cho đến năm 2017.
Edward Snowden, người đang bị Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kì (NSA) truy đuổi ráo riết
Snowden bị Mỹ buộc tội gián điệp và trộm cắp tài sản của chính phủ sau khi một lượng lớn tài liệu mật liên quan đến các hoạt động tình báo của NSA trên toàn cầu bị thất thoát.
Bộ trưởng Tư pháp Thụy Sĩ nói rằng Snowden phải được đảm bảo an toàn trên lãnh thổ nước này nếu đến Thụy Sĩ để làm chứng chống lại NSA.
Cụ thể, Snowden sẽ đươc mời đến một phiên điều trần của Quốc hội Thụy Sĩ với tư cách nhân chứng liên quan đến những hoạt động tình báo gần đây của NSA.
Theo thông tấn xã Thụy Sĩ ATS, chính quyền nước này sẽ không cho dẫn độ một công dân Hoa Kỳ "có liên quan đến chính trị, hoặc yêu cầu dẫn độ đó dựa trên động cơ chính trị".
Do vậy, sự an toàn của Snowden có thể được đảm bảo nếu những cáo buộc chống lại ông được chứng minh là “mang động cơ chính trị”.
Tuy nhiên, kết quả này có thể vấp phải trở ngại là những cam kết “cấp cao hơn” giữa chính phủ hai nước.
Luật sư của Snowden, Marcel Bosonnet, cho biết ông hài lòng với kết luận của Bộ trưởng Tư pháp Thụy Sĩ.
Ông khẳng định "những yêu cầu pháp lý đã được đáp ứng", và nói thêm rằng Snowden đã bắt đầu cân nhắc đến việc ra làm chứng trước Quốc hội Thụy Sĩ.
Nhà hoạt động dân quyền Sarah Progin-Theuerkauf cho biết: Snowden thậm chí có thể đươc “tị nạn” tại Thụy Sĩ khi làm chứng tại nước này.
Bà Sarah phát biểu, "hoàn toàn có đủ bằng chứng cho thấy Edward Snowden đáp ứng được các tiêu chí về quy chế tị nạn theo Công ước Geneva và có thể được chấp nhận tị nạn".
Các chính trị gia Thụy Sĩ đang ra sức kêu gọi để chào đón Snowden càng nhanh càng tốt.
Người dân Thụy Sĩ đang rất mong muốn được biết sự thật đằng sau những hoạt động tình báo của Hoa Kì.