Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua đã cho chạm khắc hình tượng biển phía Đông của Tổ quốc trên Cao đỉnh. Ngoài ra, một số thuyền chiến đấu, thuyền cổ, thuyền để quân, quan tuần tiễu trên biển Hoàng Sa - Trường Sa của thủy binh thời nhà Nguyễn được chạm khắc trên Cửu đỉnh cũng được giới thiệu trong triển lãm này. Tiêu biểu là ô thuyền, loại thuyền đi biển được sơn màu đen, dùng tay chèo, có buồm tốc độ lướt nhanh, sản xuất nhiều dưới thời Gia Long, Minh Mạng cho quân tuần tiễu dọc bờ biển… Nổi bật trên Cửu đỉnh là hình ảnh Đông Hải, trong đó có quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An khẳng định Cửu đỉnh là một bộ tác phẩm nghệ thuật bằng đồng gồm chín đỉnh to lớn được Bộ Công đúc tại kinh đô Huế và được đặt thành một hàng ngang trước sân Thế Miếu. Trong đó Cao đỉnh (tức là đỉnh tượng trưng cho vua Gia Long) có hình ảnh biển Đông (Đông Hải), Nhân đỉnh (đỉnh vua Minh Mạng) khắc biển Nam (Nam Hải), Chương đỉnh (đỉnh vua Triệu Trị) có hình ảnh biển Tây (Tây Hải). “Điều này chứng tỏ biển Đông được triều đình nhà Nguyễn thời bấy giờ quan tâm một cách đặc biệt nên đã thể hiện ở Cao đỉnh…” - ông An nói.
VIẾT LONG