Chuyên gia khuyên thí sinh không nên 'bỏ trứng vào một giỏ'

(PLO)-  PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học khuyên thí sinh không nên đặt quá ít nguyện vọng hoặc dồn nguyện vọng vào một nhóm trường top cao.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 22-7, Ngày hội lựa chọn nguyện xọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2023 được tổ chức đồng thời tại 2 điểm cầu là Hà Nội và TP.HCM.

Phát biểu khai mạc ngày hội tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), cho biết đây là thời khắc cực kỳ quan trọng để thí sinh (TS) đăng ký nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh chung.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) giải đáp thắc mắc tại ngày hội. Ảnh: TTO/Nam Trần

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) giải đáp thắc mắc tại ngày hội. Ảnh: TTO/Nam Trần

Bà Thủy bày tỏ lo lắng khi nhiều TS chưa đặt nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh chung. Có thể TS còn phân vân chưa đưa ra được quyết định cuối cùng hoặc có thể nghĩ rằng chưa cần đăng ký tuyển sinh chung vì đã trúng tuyển sớm.

Theo bà Thủy, từ năm trước, nhiều TS đã trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm nhưng lại không đăng ký nguyện vọng này lên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT. Các trường hợp như vậy đã đánh mất cơ hội trúng tuyển của chính mình.

Vì vậy, cho dù TS được các trường xác nhận trúng tuyển có điều kiện thì vẫn phải làm thao tác cuối cùng là đăng ký các nguyện vọng xét tuyển, bao gồm cả nguyện vọng xét tuyển sớm và nguyện vọng xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, lên hệ thống xét tuyển của Bộ và nộp lệ phí đầy đủ.

Chuyên gia khuyên thí sinh không nên 'bỏ trứng vào một giỏ' ảnh 2

Các thí sinh đến ngày hội được tư vấn tuyển sinh. Ảnh: Minh Trúc

Bà Thủy khẳng định trường hợp đã có thông báo trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm và đủ các điều kiện đi kèm, trên hệ thống, TS đặt ưu tiên nguyện vọng 1 trùng với nguyện vọng đã trúng tuyển sớm thì mới chắc chắn được xác nhận trúng tuyển.

"Nếu TS không được trường gọi nhập học thì phụ huynh có thể làm đơn gửi lên Bộ GD&ĐT, chúng tôi sẽ giải quyết", bà Thủy khẳng định

Theo thông tin tại hội thảo, tới thời điểm này mới chỉ có khoảng 390.000 TS đăng ký nguyện vọng lên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT. Trong đó có khoảng 72.000 TS chỉ đăng ký một nguyện vọng.

Bà Thủy khuyên không nên chỉ đăng ký một nguyện vọng mà nên có một số nguyện vọng. Vì nếu có rủi ro cho TS thì hệ thống của Bộ còn xét tuyển tiếp để TS có các cơ hội khác. "TS cần xếp nguyện vọng mình yêu thích nhất, thấy phù hợp nhất lên đầu", bà Thủy lưu ý.

Nhiều thí sinh đến tham dự ngày hội. Ảnh: Minh Trúc

Nhiều thí sinh đến tham dự ngày hội. Ảnh: Minh Trúc

Phụ huynh thắc mắc: Bộ GD&ĐT không khống chế số lượng nguyện vọng như hiện nay liệu có gây nên tình trạng phức tạp trong xét tuyển? Vô hình trung một TS có thể "chiếm chỗ" của nhiều TS khác hay không?

Trả lời câu hỏi này, bà Thủy cho biết, Luật Giáo dục Đại học cho các trường tự chủ xây dựng các phương thức xét tuyển. Việc có sử dụng phương thức xét tuyển sớm hay không là tùy nhu cầu của TS. Nếu không muốn, TS có thể sử dụng phương thức sử dụng xét tuyển theo điểm thi.

Bà Thủy khẳng định việc không khống chế số lượng nguyện vọng là tăng thêm cơ hội chứ không gây khó khăn cho TS.

Bộ GD&ĐT đã có giải pháp cho việc giảm tình trạng "ảo" bằng cách yêu cầu TS đăng ký các nguyện vọng lên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT. Theo đó cho dù TS có đăng ký nhiều nguyện vọng thì vẫn chỉ được xác định trúng tuyển một nguyện vọng đặt ưu tiên cao nhất trong danh mục nguyện vọng của TS.

Vì thế TS đăng ký nhiều nguyện vọng không hề "chiếm chỗ" của TS khác.

Một thí sinh có mong muốn vào trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia) đã tới tham dự ngày hội. Ảnh: Minh Trúc

Một thí sinh có mong muốn vào trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia) đã tới tham dự ngày hội. Ảnh: Minh Trúc

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm