“Người ta nhân danh Chính phủ chứ không phải nhân danh Bộ đó nên cứ uỷ quyền cho bên dưới, nếu cứ thế này Luật ko thể chất lượng được. Có Luật được thiết kế bởi ba chuyên viên nhưng vẫn qua được hết các quy trình”- bà Nga nói.
Chủ nhiệm Uỷ ban tư pháp Lê Thị Nga
Bà Nga cho rằng việc quan trọng nhất là phải đảm bảo được chất lượng của các dự án luật, tránh tình trạng “Luật vừa thông qua đã phải sửa”.
Theo bà Nga, thời gian qua có xu hướng phải hoàn thiện các luật theo Hiến pháp mới. Ngoài ra còn có xu hướng Luật thiếu ổn định và xu hướng thích sửa Luật, vừa thông qua đã sửa, xu hướng này tồn tại ở nhiều Bộ ngành. Chất lượng ngay từ đầu đã có vấn đề.
“Tôi quán sát thấy có Bộ cứ mỗi vụ lại có một luật, nhưng lần nào trình ra TVQH cũng thấy Thứ trưởng đi trình, thậm chí Vụ trưởng giải trình chứ không phải là Bộ trưởng. Cần phải yêu cầu Bộ trưởng giải trình, tranh luận ngay từ đầu xem một khoá mỗi Bộ có dám làm đến mấy chục Luật như vậy không?", bà Nga nhấn mạnh.
Theo Chủ nhiệm UBTP cần đánh giá, tính lại quy trình làm luật hiện nay để nâng trách nhiệm của cơ quan thực hiện hay đánh giá tác động.
Trước đây Bộ trưởng phải đứng ra giải trình cho đến khi thông qua được mới thôi. “Nếu Chính phủ là người trình thì người đứng đầu phải giải trình, tiếp thu ý kiến và tranh luận với ĐBQH xong mới thảo luận tổ” – bà Nga nói.
Dẫn hai dự án luật gồm Bộ luật hình sự và Luật phòng chống tham nhũng UBTP đang thực hiện, bà Nga cho biết: “Chúng tôi đã lên lịch họp về hai luật này nhưng đến giờ vẫn chưa thấy tài liệu Chính phủ trình dù chúng tôi đã nói hết lời”.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp 2 là khoảng 24 ngày (không kể các ngày nghỉ), khai mạc vào ngày 20-10. Dự kiến kỳ họp sẽ dành 15 ngày làm việc để làm luật.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc