Ngày ký kết hợp đồng, bầu Đức dõng dạc tuyên bố Công Phượng không đi vì mục đích thương mại nhưng CLB Sint Truiden khi đón nhận Công Phượng lại rất chú ý đến yếu tố đấy.
Cũng cần biết là tháng 11-2017, công ty trực tuyến DMM (tên trên lưng áo Công Phượng) của Nhật Bản chính thức giành quyền chủ sở hữu CLB Sint Truiden từ chủ cũ là Roland Duchatelet.
DMM của ông chủ mới người Nhật Yusuke Muranaka sở hữu Sint Truiden lập tức tái cấu trúc đội bóng với tiêu chí kinh doanh rất rõ ràng: “Đầu tư vào các quốc gia có nền bóng đá nhỏ ở châu Âu là cách tốt nhất đối với các doanh nhân châu Á”.
Yusuke Muranaka thực chất đi đúng con đường mà Tập đoàn King Power của cố Chủ tịch Leicester Vichai đã mua CLB Bỉ, OH Leuven vừa để làm kinh tế vừa mang ý đồ tạo sân chơi để đưa cầu thủ trẻ Thái qua tập và chơi bóng theo tư duy châu Âu.
Thực tế thì sau khi sở hữu Sint Truiden, DMM đẩy mạnh chất châu Á mà cụ thể là Nhật vào đội bóng này, đồng thời làm bàn đạp phát triển thương mại. Sau cầu thủ Nhật đã “tràn” sang CLB Bỉ và giữ những vị trí quan trọng.
“Bắt” được Công Phượng, công ty trực tuyến DMM mừng như bắt được vàng. Không hẳn vì tài năng của Công Phượng (chưa thể sánh với các cầu thủ Nhật) nhưng Phượng lại có thế mạnh về truyền thông ở Việt Nam - thị trường mà DMM đang vươn đến. Có Phượng thì DMM có rất nhiều người theo và “like” đúng với mong muốn DMM.
Hy vọng Phượng sang Bỉ nhưng mang “hồn” Nhật sẽ không gặp khó như lần đầu đến với CLB Mito Hollyhock vì quảng bá thì nhiều mà đá bóng thì ít.