Hiện nay, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý nhà nước (đặc biệt trong lĩnh vực hành chính công) đang ngày càng trở nên phổ biến, được Chính phủ và các địa phương đặc biệt quan tâm.
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác quản lý đem đến nhiều cơ hội, hứa hẹn cải thiện năng suất, đáp ứng nhanh nhu cầu của người dân khi đi làm thủ tục, đồng thời góp phần hình thành nền tảng của chính quyền số và kinh tế số.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: TIỂU MINH |
Công ty kiểm toán toàn cầu PwC (Mỹ) ước tính lợi ích do trí tuệ nhân tạo mang lại cho thế giới vào năm 2030 là khoảng 15,8 tỉ USD, chiếm khoảng 14% GDP danh nghĩa toàn cầu. Bên cạnh đó, hãng nghiên cứu Tractica cũng dự báo doanh thu của các ứng dụng dựa trên trí tuệ nhân tạo sẽ đạt gần 60 tỉ USD vào năm 2025.
Các nước tiên tiến như Anh, Nhật Bản, Đức, Canada… đều có những chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển kinh tế trí tuệ nhân tạo. Cụ thể, Canada cam kết đầu tư 125 triệu USD, Nhật Bản đầu tư hơn 700 triệu USD, Pháp đầu tư 1,8 tỉ USD… cho việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đến năm 2022.
Trí tuệ nhân tạo hiện đang là xu thế tất yếu tại các quốc gia, nó có tác động đến mọi mặt, mọi ngành nghề và lĩnh vực. Tuy nhiên, so với lĩnh vực tư nhân, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực hành chính công còn khá non trẻ.
Mặc dù vậy, Việt Nam cũng đang đẩy nhanh quá trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ công cho cả người dân và doanh nghiệp.
GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: TIỂU MINH |
Theo ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga, để ứng dụng được các lợi thế của trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực hành chính công đạt hiệu quả, nên xây dựng hành lang pháp lý hệ thống các văn bản pháp luật về ứng dụng Công nghệ thông tin hướng tới nền kinh tế số, xã hội số.
Hai là, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhân tố quan trọng nhất bảo đảm sự thành công phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Đồng thời cần có chính sách thu hút nhân tài, các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu về.
Theo các nhà nghiên cứu, đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực công nghệ thông tin, nhưng theo tính toán, số nhân lực thiếu hụt lên đến 500.000 người.
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng và mở rộng hơn nữa việc nghiên cứu về công nghệ thông tin, về trí tuệ nhân tạo tại các trường đại học trong cả nước đặc biệt tại TP. Hồ Chí Minh là rất cần thiết.
Hội thảo diễn ra sôi động với nhiều bài báo cáo tổng kết và tham luận. Ảnh: TIỂU MINH |