1. Đoá hoa vô thường với phong cách neo-classical
Trường ca Đóa hoa vô thường là một tác phẩm đặc biệt được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết từ năm 1972. Ca sĩ Khánh Ly thu âm trong loạt băng nhạc Hát cho quê hương Việt Nam, nhưng sau đó gần như bị quên lãng, cho tới giữa thập niên 90 mới bắt đầu được hát lại.
Đây là tác phẩm mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói ra cách ông đến với Thiền: "Tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vô đến cuộc đời, và từ cuộc đời trở về lại với hư vô".
Sau khi giới thiệu bản thu âm chính thức lần đầu tiên của trường ca Tiếng hát Dã Tràng (Dã Tràng Ca) ca sĩ Đức Tuấn đã bắt tay thực hiện tiếp bản ghi âm trường ca Đóa hoa vô thường như sự nối tiếp mạch âm nhạc và cảm xúc của anh với nhạc Trịnh Công Sơn.
Đức Tuấn trong đêm nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ca sĩ Đức Tuấn và nhạc sĩ Lê Thanh Tâm đã sử dụng phong cách neo-classical cho bản hòa âm ca khúc này, một phong cách rất thịnh hành trong dòng nhạc cổ điển giao thoa cũng như cách mà một số ca sĩ nhạc cổ điển trình bày các tác phẩm nhạc pop, hoặc ngược lại. Trên cái nền cổ điển, nhiều sáng tạo mới mẻ và sự pha trộn nhiều phong cách âm nhạc khác nhau, đôi khi hơi nghịch tai, nhưng đem lại một hiệu ứng mới mẻ, khác lạ cho ca khúc.
Ca khúc Đóa hoa vô thường:
Đã từng có những bài hát riêng lẻ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được chuyển ngữ sang một số ngoại ngữ quen thuộc, nhưng trọn vẹn một album được hát bằng tiếng Pháp thì Đồng Lan là người đầu tiên đã dám làm một việc rất có thể gây nhiều tranh cãi với người yêu nhạc Trịnh theo phong cách truyền thống.
Bìa CD Đồng Lan .
Đồng Lan đã ấp ủ dự án này suốt sáu năm qua. Là một ca sĩ thường xuyên biểu diễn nhạc Pháp, lại sở hữu một giọng hát đầy cá tính cùng phong cách biểu diễn độc đáo, cô muốn kết hợp tất cả những điều đó cho một album nhạc Việt kinh điển, và không gì thách thức hơn, là đến với nhạc Trịnh Công Sơn.
Đồng Lan đã dành bốn năm cho việc chuyển ngữ các bài hát nhạc Trịnh sang tiếng Pháp, trung thành với nguyên tác, với ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng vẫn mang tinh thần Pháp. Cô có được một cộng sự tuyệt vời là nhà thơ người Pháp Francois Brunetta giúp cô phần chuyển soạn lời Pháp cho các bài hát để đạt được hiệu quả tốt nhất là “tinh thần Pháp trong nhạc Trịnh”, để cả khán giả Việt và Pháp có thể nghe dù lạ mà vẫn thấy thân thuộc.
Đồng Lan và nhà thơ người Pháp Francois Brunetta - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Các bài hát được hòa âm và hát theo phong cách jazz Pháp giản dị, nhẹ nhàng. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Pháp, các bài hát của ông chứa đựng trong đó các điển tích văn học và triết học phương Tây mà ông đã được lĩnh hội trong những năm tháng học tiếng Pháp. Vì thế, Đồng Lan đã dựa vào sự giao thoa văn hóa này trong nhạc Trịnh để phát triển ý tưởng cho album của mình. Album được thực hiện tại Pháp, với các nhạc sĩ hòa âm và ban nhạc người Pháp, từ đầu năm 2017, và chỉnh sửa liên tục suốt gần hai năm sau đó để có được kết quả ưng ý nhất.
Đây là đĩa nhạc đầu tiên hoạ sỹ Lê Thiết Cương vẽ bìa - Ảnh: QT
Giang Trang ký tặng album Lênh đênh nhớ phố với ấn bản vinyl cho bạn bè - Ảnh: QT
4. Nhạc Trịnh trong không gian Contemporary
Sau album Ai Bằng Anh ra mắt 2018 cùng với Phúc Bồ, Trịnh Contemporary (Trịnh đương đại) được xem là dự án âm nhạc cá nhân để định hình phong cách cũng như chân dung âm nhạc của Hà Lê ở thời điểm hiện tại.
Vốn là một rapper với tình yêu dành cho hip-hop, việc Hà Lê lựa chọn âm nhạc Trịnh Công Sơn để cách tân là một lựa chọn gây bất ngờ. Ngay với nhạc Trịnh, việc tìm ra một hình thức cách tân và giữ lửa cho nhạc Trịnh có lẽ là một thách thức.
Cảm hứng đương đại về nhạc Trịnh đến với Hà Lê từ chương trình Sao Đại Chiến” – khi khán giả thấy anh xuất hiện với bản cover Hạ trắng. Những tưởng đây chỉ là một sản phẩm nhất thời phục vụ cho một cuộc thi, nhưng rồi sau đó MV Diễm xưa được ra mắt tháng 12-2018 đã ngầm khẳng định cảm hứng tìm về nhạc Trịnh của Hà Lê.
Hà Lê trong dự án nhạc Trịnh đầy mới mẻ - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nói về cảm hứng đương đại trong dự án Trịnh Contemporary, Hà Lê chia sẻ: “Trịnh Contemporary không dừng lại ở cover những ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, như: Hạ trắng, Diễm xưa...Tôi muốn đem lại một âm hưởng mới mẻ, nhưng vẫn trong lành từ những lời nhạc, giai điệu bất hủ mà bậc tiền bối để lại. Tôi nghĩ ngoài góc độ ca sĩ, tôi muốn lan toả cảm hứng đương đại trong sáng tạo âm nhạc Trịnh Công Sơn ở vai trò là người kết nối nhiều nghệ sỹ khác, nhiều hình thức nghệ thuật khác trên cơ sở đồng cảm về tư duy, để tìm tòi thử nghiệm nhạc Trịnh Công Sơn qua những cách biểu đạt khác nhau. Đó có thể là âm nhạc, điện ảnh, nhạc kịch, vũ đạo, biểu diễn, nhiếp ảnh... Hiện tại, ngoài góc độ là ca sỹ, tôi đã có những cộng sự lý tưởng để cùng mình khởi động “đại công trình” Trịnh Contemporary. Đó là Tùng Acoustic ở góc độ hoà âm, Thành Đồng người giữ vai trò Art Director cùng các producer và nghệ sỹ của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau sẽ cùng đóng góp những giá trị riêng của họ cho dự án như sự kết hợp của Hà Lê và giọng hát Bùi Lan Hương trong sản phẩm ra mắt đầu tháng 4 này.
Album phòng thu Trịnh Contemporary dự kiến sẽ được trình làng vào tháng 9- 2019 cùng với đó là dự án phim ngắn, nhạc kịch sẽ được giới thiệu tới công chúng vào dịp cuối năm.