Còn lại từ tuyển Việt Nam đến Malaysia, Singapore sang Philippines đều dụ cho xong… rồi về chuẩn bị cái ao làng.
Thái Lan là đội Đông Nam Á có nhiều hy vọng nhất khi đang đứng đầu bảng F. Ảnh: GETTY IMAGES
Không chỉ tuyển Thái Lan và U-23 Thái Lan hay Olympic Thái Lan đều thường có cơ hội tại các giải châu Á và ít ra cũng có những mục tiêu và sự chuẩn bị chu đáo, dài hơi. Vậy các đội tuyển Đông Nam Á lấy cơ sở nào để đánh bại họ trong tương lai?
Ngoài thế hệ U-23 và tuyển Quốc gia đang làm trùm Đông Nam Á thì các đội U-19 Thái Lan ấy cũng thắng U-19 Việt Nam 6-0 trong trận chung kết năm ngoái tại Lào…
Với tuyển Việt Nam thì hai trận vòng loại World Cup cố tạo nên một diện mạo mới và sự giao thoa của hai thế hệ qua bàn tay tân HLV Nguyễn Hữu Thắng. Thi đấu nhưng không mục tiêu cao. Nếu như Thái Lan đòi thắng Iraq tối 24-3 thì Việt Nam không dám mơ tới, chỉ nghĩ đến việc thắng Đài Loan mà thôi.
Với Malaysia sau đình đám ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2014 khiến tuyển Thái Lan bở hơi tai thì sau đó… sụp, chẳng lên được. Rồi qua vòng loại World Cup thua UAE 0-10, thua Palestine 0-6 khiến HLV Salleh từ chức và dấy lên nỗi hoài nghi bán độ. Nay HLV Ong Kim Swee ngồi vào ghế HLV trưởng đá tiếp World Cup lại phải mang tư tưởng đi “chuộc lại uy tín” cho tuyển quốc gia sau nhiều cơn thịnh nộ của dư luận và người hâm mộ Malaysia. Cứ như cái vòng luẩn quẫn.
Riêng với Singapore, thì thầy ngoại Bernd Stange làm nốt hai trận World Cup còn lại sau đó chia tay nhường ghế HLV lại cho thầy nội. Với tuyển Philippines thì HLV trưởng là cựu danh thủ Mỹ Thomas Dooley đang đau đầu vì gọi các cầu thủ đang chơi các giải thấp ở Âu, Mỹ về nhưng họ không chịu về vì đã… hết hy vọng.
Nhìn lại một quãng đường lẫn đến thời điểm này bóng đá các nước Đông Nam Á vẫn dưới bóng đá Thái Lan một “đẳng”. Nó cứ xoay quần, xoay quần mà chẳng có mục tiêu cụ thể nào cả. Và mỗi lần như thế HLV trưởng thì bị trảm… vì bất lực. Bóng đá Đông Nam Á cứ lay hoay, chẳng mục tiêu nào ra mục tiêu nào.