Khi trọng tài đưa ra một quyết định, lập tức hàng chục cầu thủ của đồng đội bị phạt nhào đến vây quanh trọng tài, đó được xem là hành động dọa nạt và “chơi hội đồng” kiểu linh cẩu bầy đàn nhằm uy hiếp trọng tài. Đây là một vấn đề mang tính toàn cầu, bóng đá ở đâu cũng có thực trạng ngày. Song hành động này được phân tích là sự đe dọa trọng tài chứ không “thanh minh, thanh nga” gì cả.
Ibrahimovic bị đuổi lập tức 9 cầu thủ PSG vây trọng tài.
Qua sự cố Ibraimmovic khi bị truất quyền thi đấu trong trận PSG gặp Chelsea thì vấn đề được lặp lại và FA xem đó là một hành động bước ngoặt để có hình thức trừng phạt “đòn hội đồng” nhằm vào huy hiếp tinh thần trọng tài này. Hiện tượng vây trọng tài ngày một gia tăng ở giải ngoại hạng Anh. Chủ tịch FA Greg Dyke quyết liệt sẽ áp dụng hình phạt cầu thủ vây trọng tài.
Chuyện Ibrahimovic của PSG bị đuổi có đến chín cầu thủ của đội bóng thủ đô nước Pháp vây trọng tài. Người đứng đầu FA nói: “Tôi đã quan sát nhiều lần và kể cả vụ Ibrahimovic thấy rằng, đó hoàn toàn là sự đe dọa của cầu thủ với trọng tài. Nó phải bị trừng phạt. Hình ảnh như thế lâu nay chúng ta coi đó nhưng một chuyện bình thường và sống chung với nó, nhưng thực tế nó phản cảm trên sân bóng và ảnh hưởng rất không tốt lên những cầu trẻ và công tác đào tạo trẻ, gieo vào đầu những em bé mới học bóng đá thứ văn hóa ứng xử không đẹp… Nhất định phải trừng phạt”.
Bước đầu FA đưa ra những giải pháp như tăng mức phạt với cầu thủ, kể cả những cầu thủ không phạm lỗi trong tình huống đó nhưng lao vào có hành vi và lời nói không đẹp. Bản thân trọng tài bị vây có quyền đưa ra mức phạt cao hơn ngay trên sân. Con số thống kê ở giải ngoại hạng Anh cho thấy, mùa bóng 2012-13, 2013-14 có sáu CLB bị phạt vì đội “vây hội đồng” khi trọng tài đưa ra quyết định phạt cầu thủ. Mùa bóng này đi quá hơn nửa chặng đường nhưng con số đã lên đến 16 CLB. Ở mùa bóng 2012-13, 2013-14 những cầu thủ “vây hội đồng” trọng tài chỉ bị cảnh cáo, nên mùa bóng 2014-15 lại còn gia tăng mạnh thực trạng này và lên đến 29 CLB bị cảnh cáo. Chuyện Ibra ví những cầu thủ Chelsea trên sân như 11 đúa trẻ là hành động đã làm tiền đạo Thụy Điển này bị đuổi.
Trước lời nói mang tính xúc phạm như vậy, trung vệ John Terry của Chelsea nói: “Thực trạng này ở đội nào cũng có những cá nhân như thế, nó là một phần của bóng đá”. Bóng đá Anh luôn đặt nặng phương châm “Tôn trọng trọng tài”. Riêng với bóng đá châu Âu kể cả trong luật thì chưa hề đề cập đến chuyện “vây hội đồng” trọng tài. Tuy nhiên người đứng đầu bóng đá châu Âu, chủ tịch Platini hứa sẽ xem xét nghiêm túc vấn đề này. Còn người phát ngôn của UEFA thì cho biết sẽ xây dựng khung hình luật. Việc khi một trọng tài đưa ra một quyết định và bị cầu thủ “vây hội đồng” là hành động gây áp lực rất lớn lên trọng tài, nhất là những quyết định sau đó.