Tháng 1 - 2014, Lầu Năm Góc đã bí mật hỗ trợ cho các lực lượng đối lập ôn hòa của Syria trong nhiều tháng, trong đó có vũ khí hạng nhẹ và tên lửa chống tăng.
Thế nhưng, việc cung cấp đã được Quốc hội Mỹ phê chuẩn sau khi các nhà lập pháp khẳng định niềm tin rằng các kho dự trữ vũ khí sẽ “không bao giờ đến tay những kẻ cực đoan”. Vào tháng 2 vừa qua, Mỹ bắt đầu vận chuyển vũ khí bổ sung cho lực lượng trên bao gồm xe tải chở quân, súng cối và vũ khí hạng nhẹ.
Trung tá Elissa Smith, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc đã tuyên bố: "Mục tiêu cho chương trình đào tạo và trang bị này chính là xây dựng năng lực cho các chiến sĩ Syria thuộc lực lượng ôn hòa để bảo vệ người dân nước này".
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Đại tá Steve Warren từng cho hay, chính phủ Mỹ không lường trước được rằng chính việc cung cấp vũ khí sẽ tiếp tay cho lực lượng Nhà nước Hồi giáo cực đoan trỗi dậy từ các cuộc chiến ở Syria và Iraq. Washington cũng không có cách nào nhận thức được chiến binh Nhà nước Hồi giáo sẽ sở hữu các kho dự trữ vũ khí lớn còn lại ở Ramadi, Iraq, nơi "6 chiếc xe tăng và 6 khẩu pháo Mỹ, một số lượng lớn các xe bọc thép, và khoảng 100 loại xe khác đã bị bỏ lại".
Thế nhưng, theo tài liệu mới từ Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ do nhóm Judicial Watch thu thập được, Hoa Kỳ biết rất rõ động thái này sớm muộn cũng sẽ dẫn đến kết quả trang bị vũ khí cho những kẻ cực đoan và lợi dụng sự kiện này để phá hoại chế độ Assad.
Khi cung cấp khí tài và vũ khí cho lực lượng nổi dậy tại Syria, Washington đã dự đoán động thái này có thể sẽ tạo ra một nhóm các phần tử cực đoan cực kỳ hung hãn tại đây. Các tài liệu cho thấy Lầu Năm Góc đã nhận thức đầy đủ về vai trò mấu chốt của al-Qaeda trong lòng lực lượng phe đối lập Syria.
"Lực lượng Nhà nước Hồi giáo ở Iraq đã hỗ trợ cho phe đối lập của Syria ngay từ ban đầu, cả về ý thức hệ lẫn phương tiện truyền thông." Bản báo cáo sau đó còn cho thấy Lầu Năm Góc đã nhận được thông tin Lực lượng Nhà nước Hồi giáo đang trỗi dậy.
Một góc thành phố bị tàn phá tại Syria
Tháng 8 – 2012, Bản báo cáo tình báo quốc phòng Mỹ đưa tin: "Theo tình hình, có khả năng nhóm hồi giáo cực đoan đã được thành lập chính thức hoặc không chính thức ở miền đông Syria, và điều này chính là những gì phe đối lập mong muốn, nhằm hướng đến cô lập các chế độ Syria đương thời".
Các tài liệu cũng chỉ ra nơi ẩn náu của phe đối lập tại các vùng biên giới Iraq đầy hỗn loạn: "Lợi dụng cảm tình của người dân khu vực biên giới Iraq, các lực lượng đối lập đã sử dụng lãnh thổ này như một nơi trú ẩn an toàn cho mình, trong khi đó cố gắng tuyển mộ chiến binh và đào tạo họ ở ngay Iraq ...".
Các tài liệu cũng có đề cập đến việc các nhóm khủng bố trong khu vực thông đồng với nhau: “IS cũng có thể tuyên bố thành lập ra một nhà nước Hồi giáo thông qua liên minh với các tổ chức khủng bố khác ở Iraq và Syria, tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đến việc thống nhất và bảo vệ lãnh thổ Iraq."
Tuy nhiên, ngay cả với những dự đoán này, chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cung cấp khí tài cho phe ôn hòa. Không thể khẳng định được đây là một canh bạc của chiến lược tình báo Mỹ, hay là một chương trình của tình đoàn kết với các đồng minh mà nước này đã cố ý tài trợ cho Nhà nước Hồi giáo – tương tự như Ả Rập Xê Út, Kuwait và Qatar.