Giải pháp chống chuyện phát tán ‘đường lưỡi bò’ phi pháp

Việc nở rộ “đường lưỡi bò” phi pháp ở nhiều kênh thông tin khác nhau chính là một phần của chính sách tam chủng chiến pháp mà TQ đã chính thức đẩy mạnh: Mặt trận chiến tranh thông tin cũng như truyền thông.

Tung ra khắp nơi, gắn với mưu đồ thâm độc

Nội hàm của mặt trận này là sử dụng thông tin, truyền thông để đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền phi pháp của TQ ở biển Đông. Mục tiêu của chiến dịch này là làm cho người dân của các nước khác, không chỉ người TQ, dần quen với hình ảnh “đường lưỡi bò” (hay đường chín đoạn) mà TQ ngang ngược công bố qua sách báo, phim ảnh, Internet, âm nhạc... Từ đó TQ muốn mọi người thừa nhận “đường lưỡi bò”, coi đó là chủ quyền hợp pháp của mình. Đây là một âm mưu rất thâm độc, có tầm nhìn chiến lược
lâu dài.

ý kiến cho rằng các chiến dịch nở rộ “đường lưỡi bò” thời gian qua có liên quan phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS vào năm 2016. Tuy nhiên, tôi không nghĩ vậy. Tôi cho rằng đây là một loại hình chiến pháp mà TQ muốn thúc đẩy và nó đã chính thức có từ năm 2003. Những năm gần đây nó được chính phủ TQ quan tâm đẩy mạnh, bên cạnh việc Bắc Kinh thúc đẩy các hành động hăm dọa và thay đổi nguyên trạng ở thực địa biển Đông.

Có một thực tế là các nước khá thụ động trong việc nhận diện và đối phó TQ. Họ phải chạy theo sau ngăn chặn các sản phẩm có “đường
lưỡi bò” do TQ cố tình đưa vào quốc gia mình chứ không thể chủ động. Ngoài ra, do các sản phẩm này khá đa dạng nên cũng cần một đội ngũ đông đảo các nhà kiểm tra, kiểm soát có hiểu biết và tinh thần trách nhiệm nghiêm túc khi tiếp cận các sản phẩm văn hóa thông tin có nguồn gốc hay có yếu tố TQ.

Do đặc tính mở của toàn cầu hóa ngày nay nên TQ có thể dễ dàng truyền bá các sản phẩm này thông qua Internet hay các con đường
không chính thức như trường hợp giáo trình
dạy tiếng Hoa được tặng ở Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội gần đây.

“Đường lưỡi bò” phi pháp trên bản đồ định vị của xe Volkswagen trưng bày tại Vietnam Motor Show 2019 bị người xem phát hiện. Ảnh: ITN

Phải chủ động phát hiện, ngăn chặn

Vì thế cho nên các cơ quan nhà nước trước hết nên nhận thức những sản phẩm phát tán hình ảnh “đường lưỡi bò” không phải là các sản phẩm mang tính rời rạc hay vô tình mà đây là một phần của chiến lược có mục tiêu rõ ràng của TQ. Chúng ta nên có một kế hoạch mang tính phối hợp giữa các ban ngành liên quan như Bộ TT&TT, Bộ VH-TT&DL, Bộ GD&ĐT, các cơ quan hải quan và tuyên giáo để chủ động đối phó với các sản phẩm từ TQ. Nhất là phải đầu tư vào hệ thống kỹ thuật để có thể phát hiện ra hình ảnh “đường lưỡi bò” trong các sản phẩm của TQ và ngăn chặn trước khi chúng lọt qua các cửa kiểm soát.

cùng đó, cơ quan điều phối cần phải được cấp ngân sách để tập huấn, nâng cao trình độ của cán bộ về các chiêu trò của TQ cũng như tăng cường hệ thống hải quan, thanh tra các sản phẩm văn hóa, sách báo có yếu tố TQ.

Mỗi người dân Việt Nam cũng có thể góp phần ngăn chặn âm mưu thâm độc phát tán của TQ bằng cách báo cáo hình ảnh “đường lưỡi bò” trong hàng hóa hay ấn phẩm ở Việt Nam cho các cơ quan chính quyền liên quan. Để mọi người Việt Nam có thể trở thành tai mắt của Nhà nước trong công tác bảo vệ chủ quyền thì chính quyền cần phải làm tốt hơn nữa công tác thông tin cho người dân về chủ quyền đất nước, tránh sa vào các chiến dịch ngắn ngày, rình rang nhưng thiếu hiệu quả và chiều sâu.

TS Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS),
ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm