Giải pháp xử lý truyền thông trong môi trường đại học

(PLO)- Báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp cùng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM (UTH) tổ chức tọa đàm “Giải pháp truyền thông trong môi trường đại học”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 13-8, Báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp cùng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM (UTH) tổ chức tọa đàm “Giải pháp truyền thông trong môi trường đại học”.

Video: Giải pháp xử lý truyền thông trong môi trường đại học.

Tham dự tọa đàm, có PGS.TS Nguyễn Xuân Phương - Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM; nhà báo Mai Ngọc Phước - Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM, các nhà báo cùng đông đảo thầy cô giáo lắng nghe và chia sẻ các nội dung xung quanh chủ đề của tọa đàm.

truyen-thong-noi-bo-truong-dai-hoc (2).jpg
Quang cảnh tọa đàm về xử lý truyền thông. Ảnh: THUẬN VĂN

Đừng để vấn đề nhỏ gây ra “đám cháy” lớn

Phát biểu mở đầu, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương - Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, cho rằng 36 năm qua, trường ngày càng phát triển về quy mô cơ sở vật chất, đội ngũ và số lượng sinh viên.

Các sinh viên này đến từ nhiều vùng miền khác nhau nên nhận thức cũng khác nhau. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông hiện nay ngày càng đa dạng, sinh viên và thầy cô giáo dễ dàng nắm được tình hình trong nước cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ cần một vấn đề nhỏ nào đó nếu nhận thức không đúng sẽ gây ra “đám cháy” lớn.

Vì thế, nội dung tọa đàm liên quan đến xử lý truyền thông này rất cần thiết, giúp thầy cô, sinh viên hiểu thêm về truyền thông; có những nhận thức đúng đắn về kiến thức, hành lang pháp lý, tư tưởng… để nhận diện thế nào là đúng, sai và có hướng xử lý đúng đắn.

truyen-thong-noi-bo-truong-dai-hoc (6).jpg
PGS.TS Nguyễn Xuân Phương. Ảnh: THUẬN VĂN

Về phía Báo Pháp Luật TP.HCM, nhà báo Mai Ngọc Phước - Tổng Biên tập, nhấn mạnh Báo Pháp Luật TP.HCM hiện nay là tờ báo đa phương tiện, đa trải nghiệm với hàng triệu lượt theo dõi mỗi ngày trên các nền tảng.

Ngoài thông tin, phân tích chuyên sâu sự kiện thời sự các lĩnh vực, báo còn làm nhiệm vụ truyền thông, gồm: Truyền thông sự kiện, truyền thông nội bộ và cả hỗ trợ xử lý khủng hoảng truyền thông.

Theo ông Mai Ngọc Phước, bất kỳ đơn vị nào cũng có các vấn đề, thách thức trong hoạt động, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu không xử lý ngay, những vấn đề nhỏ sẽ dẫn đến khủng hoảng, gây thiệt hại không nhỏ cho các đơn vị.

“Tọa đàm là dịp để các nhà báo của Báo Pháp Luật TP.HCM chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong công tác xử lý truyền thông đến với nhà trường. Đồng thời, đây cũng là sự kiện nâng tầm mối quan hệ hợp tác sâu sắc hơn nữa giữa Báo Pháp Luật TP.HCM và Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM ở ngay thời điểm hiện tại và cả trong thời gian tới” - ông Mai Ngọc Phước nói.

truyen-thong-noi-bo-truong-dai-hoc-1 (2).jpg
Nhà báo Mai Ngọc Phước - Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM. Ảnh: THUẬN VĂN

Tại tọa đàm, nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Pháp Luật TP.HCM đã có bài tham luận hữu ích về “Truyền thông xử lý khủng hoảng trong môi trường đại học: Những kiến thức và khung hành xử cơ bản cần nắm”.

Nhà báo Nguyễn Đức Hiển cho rằng khủng hoảng truyền thông có thể xuất phát từ những vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày và khó kiểm soát, thông thường rơi vào cá nhân nhiều hơn tổ chức. Nếu mỗi cá nhân không ý thức đúng sẽ ảnh hưởng đến tổ chức, tập thể.

Từ đây, nhà báo Đức Hiển cũng nêu những đặc điểm cụ thể về khủng hoảng truyền thông trong trường đại học và đưa ra một số nguyên tắc xử lý khi có khủng hoảng truyền thông để làm sao chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành chuyện không có gì.

truyền thông nội bộ trường đại học
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo Pháp Luật TP.HCM chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: THUẬN VĂN

Quan trọng nhất là truyền thông nội bộ

Trao đổi bàn tròn tại tọa đàm còn có nhà báo Đỗ Văn Thiện (Trưởng ban Media), nhà báo Nguyễn Thanh Tùng (Trưởng ban Kinh tế - Đô thị) và nhà báo Ngô Thái Bình (Trưởng ban Pháp luật) của Báo Pháp Luật TP.HCM.

truyen-thong-noi-bo-truong-dai-hoc (8).jpg
Nhà báo Đỗ Văn Thiện (đang phát biểu) cùng các nhà báo đến từ Báo Pháp Luật TP.HCM. Ảnh: THUẬN VĂN

Thông qua các câu hỏi cụ thể, tình huống được đặt ra từ phía lãnh đạo trường cũng như từ các thầy cô giáo có mặt tại tọa đàm, các nhà báo đã thẳng thắn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm xử lý truyền thông cũng như các vấn đề pháp lý liên quan.

xử lý truyền thông
Giảng viên của Trường ĐH Giao thông Vận tải chia sẻ và đặt câu hỏi xoay quanh giải pháp xử lý truyền thông tại tọa đàm. Ảnh: THUẬN VĂN

Từ những ý kiến phát biểu, chia sẻ tại tọa đàm, nhà báo Mai Ngọc Phước cho rằng không có khuôn mẫu nào để xử lý chung cho các vấn đề liên quan đến truyền thông. Nó phụ thuộc vào nhận định tình hình và bàn luận để xử lý từng trường hợp cụ thể.

Nêu thực tế tại Báo Pháp Luật TP.HCM, Tổng Biên tập Mai Ngọc Phước cho biết từ năm 2018, báo đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử của người làm báo trên mạng xã hội, sau đó Bộ quy tắc được cập nhật dần qua các năm. Với Bộ quy tắc này, bất kỳ cá nhân nào của báo dù làm gì, ở đâu, với danh xưng nào cũng phải tuân thủ để bảo vệ tờ báo. Nếu người làm báo vi phạm sẽ có những biện pháp chế tài cụ thể.

Từ đó, nhà báo Mai Ngọc Phước nhấn mạnh việc xử lý khủng hoảng hay các vấn đề khó khăn trong truyền thông quan trọng nhất là truyền thông nội bộ.

“Truyền thông nội bộ phải vững, tập thể phải đoàn kết và tuân thủ những chuẩn mực chung, từ đó cùng nhau xây dựng trường ngày càng phát triển lớn mạnh, ổn định” – Tổng Biên tập Mai Ngọc Phước đúc kết.

truyen-thong-noi-bo-truong-dai-hoc (5).jpg
Tổng biên tập Mai Ngọc Phước. Ảnh: THUẬN VĂN

Kết thúc tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM đánh giá tọa đàm rất có giá trị, cung cấp nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích cho cán bộ, thầy cô giáo của trường về xử lý truyền thông.

Từ tọa đàm này, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương cho biết sắp tới, trường sẽ xây dựng học phần riêng để trang bị kỹ năng mềm về xử lý truyền thông cho đội ngũ thầy cô cũng như sinh viên trường.

Cạnh đó, cùng với việc cải tổ quản trị từng khoa, trường cũng sẽ xây dựng bộ quy chế ứng xử và phát ngôn để áp dụng trong nhà trường, trong từng khoa. Theo PGS.TS Phương, nội dung này cần phải trang bị sớm và chủ động để trường có ứng xử, giải pháp đúng đắn khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra liên quan đến trường.

truyen-thong-noi-bo-truong-dai-hoc-1 (1).jpg
Các đại biểu tham gia tọa đàm chụp hình lưu niệm. Ảnh: THUẬN VĂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm