Thí sinh thi môn Địa lý tại cụm thi ĐH Thủy lợi. Ảnh: Phi Hùng
Dễ đạt 5,6 điểm
Cô Lê Thị Mỹ Tín, giáo viên dạy Địa Lý, trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM cho rằng đề thi bám sát đề minh họa của Bộ vừa rồi và chương trình sách giáo khoa. Đề không hay, dù có nói về vấn đề kinh tế biển đảo nhưng đã quá quen thuộc với các em. các em đã được làm quen từ nhiều năm nay và trong quá trình ôn tập.
Nhìn chung, HS đạt điểm 5, 6 thì dễ nhưng điểm cao từ 9 điểm là khó, nhất là với HS học khối GDTX và trường ngoài công lập sẽ khó có điểm cao.
Không muốn điểm liệt, làm xong câu 2 là có điểm!
Thầy Đoàn Nhật Quang, giáo viên Địa Lý của trường THPT Marie Curie, TP.HCM cho rằng, đề thi bám sát chương trình sách giáo khoa, chủ yếu là lớp 12. Nội dung đề giống với đề minh họa mà Bộ đưa ra với cấu trúc là 4 câu, phân bổ đều bốn nội dung của chương trình gồm: tự nhiên, dân cư, địa lý ngành và địa lý vùng.
Đề thi chỉ bám sát kiến thức sách giáo khoa, HS không cần học thuộc lòng nhiều cũng có thể làm được. Đề chưa có sự đổi mới mang tính đột phá, chỉ ra theo khuôn mẫu và an toàn, không gắn với thực tế.
Với kỳ thi quốc gia mà ra đề như thế này thì chưa tương xứng lắm vì hết 70-80% là cơ bản rồi, trong đó có những nội dung HS đã ôn rất kỹ và chắc. Tính phân loại của đề này chưa cao, nội dung các câu hỏi cơ bản và rời rạc quá, chưa kích thích tư duy và giáo dục ý thức cho các em. Ngay cả có chủ đề biển đảo cũng vậy, nhiều người có thể cho là hay nhưng nó đã quá quen thuộc với các em.Nếu đề địa lý mà không cho câu hỏi chủ đề này thì không phù hợp lắm.
Vì vậy, người ra đề nên chọn thông tin thời sự nào thực tế hơn để làm điểm nhấn cho đề, đơn cử như về chủ đề bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Vì những năm gần đây chủ đề này chưa hề có trong khi vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai ở Việt Nam cũng như trên thế giới đang là vấn đề “nóng” và diễn ra mạnh mẽ.
trong khi câu 1 có hai phần là trình bày về sông ngòi và nguồn lao động sẽ có rất nhiều ý phải làm nhưng cũng chỉ có hai điểm. Câu này bám sát nội dung kiến thức từ sách. Nếu HS không học bài cũng có thể nói được vài ý theo hiểu biết của các em ngoài xã hội, kết hợp với kiến thức các em đã học. HS nào biết vận dụng attalt thì nêu chi tiết và rõ hơn. Tuy nhiên, câu hỏi này đơn giản nhưng chưa “nóng” lắm. Nếu đề lồng thêm câu hỏi về thiên tai, môi trường hoặc nắng nóng để HS tìm hiểu, tư duy làm bài thì sẽ hay hơn.
Dự đoán của các thầy cô rằng đề năm nay sẽ ra về vấn đề môi trường, khí hậu nắng nóng hoặc thiên tai để giáo dục ý thức cho HS, gợi mở trách nhiệm của các em về bảo vệ môi trường nhưng đề lại ra đơn điệu khiến thầy cô thất vọng quá.
Đề ra nêu đặc điểm sông ngòi thì quá cũ rồi, nó đơn thuần và không hay lắm. Còn đặc điểm về nguồn lao động thì đã có trong nội dung bài học.
Ở câu ba về vẽ biểu đồ, những năm trước, đề ra không cho tên biểu đồ để HS vẽ nhưng năm nay đề đã ghi tên biểu đồ rất rõ là “vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột chồng và đường” nên rất dễ dàng với HS. Đây là dạng biểu đồ khó, nếu không cho tên dễ khiến HS lúng túng nhưng các em đã được ôn tập đầy đủ nên không có gì khó cả. các em chỉ cần chú ý, kỹ càng trong việc ghi các chi tiết trên biểu đồ để không bị trừ điểm đáng tiếc.
Trong câu biểu đồ này có một một ý để phân loại HS đó là ở ý hai, HS không chỉ nhận xét biểu đồ mà còn thêm phần giải thích tình hình phát triển cây công nghiệp, đòi hỏi HS vừa phải có kiến thức sách vở vừa có kiến thức từ thực tế thì mới giải thích được rằng tại sao tăng hay giảm.
Với câu số 4 chỉ có 3 điểm nhưng số lượng câu hỏi nhiều. Đây là câu phân loại khá cao, đặc biệt là ở phần một về khai thác than và dầu khí, đòi hỏi HS phải hiểu biết và tư duy mới trả lời trọn vẹn được. Ở phần hai là về kinh tế biển đảo, cũng là câu về tư duy nhưng câu này nằm trong chủ đề dự đoán của giáo viên cũng như HS nên HS đã được ôn tập kỹ nên các em làm khá dễ. Kể cả ý hỏi giải thích tại sao thì các em cũng đã chuẩn bị kỹ rồi, chỉ cần các em nêu được quan điểm đi theo chủ đề, chắt lọc kiến thức, không lan man là được.