Xem đề thi
Thất vọng với đề thi Văn năm nay
Cô Hoàng Thị Thu Hiền, giáo viên Văn, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM bày tỏ sự thất vọng khi mong chờ đề thi môn Văn năm nay. Đề thi chỉ xứng đáng thi tốt nghiệp chứ không xứng đáng thi ĐH.
Đề quá dễ, không đủ tầm, vẫn còn hỏi những câu quá đơn giản, ngay cả HS cấp hai cũng có thể làm được một cách dễ dàng như hỏi về thể loại thơ, phương thức văn bản nào, biện pháp tu từ… Rồi khó khăn của người lính thì em nào cũng có thể nói được vì trong đoạn thơ đã quá rõ rồi.
Ở phần làm văn có 4 điểm, vấn đề kỹ năng sống cũng đã được đề cập rất nhiều. Đáng lẽ, ở phần này đề phải ra làm sao để HS thể hiện tính sáng tạo, tư duy. Đề phải thể hiện tính trái chiều, lập luận, quan điểm, nhận thức so sánh, đối chiếu, tư duy của học trò. Đằng này đề lại ra một đoạn văn rồi yêu cầu phân tích thì hơi khô khan, hẹp ý. Đề thi không tổng hợp kiến thức của HS, không phát huy được cảm xúc, tư duy, lập luận của HS.
Chưa kể, đề quốc gia mà yêu cầu phân tích một đoạn trích về một nhân vật như ở câu 10 là không xứng tầm, vì như thế các em chỉ cảm thụ một chiều, làm bài theo kiểu trả kiến thức.
Một giáo viên dạy Văn tại một trường THPT ở huyện ngoại thành của TP.HCM cũng cho rằng đề ra vừa sức nhưng không hay, gần gũi nhưng không thời sự để HS hào hứng làm bài. HS khối trung bình hoặc GDTX, không theo môn Văn cũng có thể làm được khá trọn vẹn mà không lo điểm quá thấp. Những em giỏi muốn có điểm cao cũng không cần phải tư duy nhiều. Đề có 10 câu nhưng tính phân hóa không rõ ràng, vẫn còn kiểu học gì trả bài nấy vì những kiến thức quá cũ. Người chấm bài chưa chấm nhưng cũng sẽ biết HS làm theo hướng nào, như thế không phải là cách mà môn văn hướng đến. Từ câu một đến câu 8, mặt bằng HS sẽ làm được theo cách đơn giản nhất là ghi ra kiến thức đã học cũng như viết lại những ý đã nêu trong đoạn thơ hoặc đoạn văn. Với phần làm văn, HS cũng không cần phải lập luận nhiều.
Một giáo viên dạy Văn ở tỉnh Ninh Thuận cũng bày tỏ sự không hài lòng với đế thi Văn năm nay. Thầy giáo này cho biết,từ lúc Bộ đưa ra đềthi minh họa, đã có cảm giá không hài lòng đến khi gặp cấu trúc đề thi năm nay, thì hoàn toàn thất vọng. Phần lýthuyết thì hầu như ai cũng làm được,các vấn đề của hai bài luận thì khôngcó gì đặc biệt.
Riêng cả hai văn bản dù là thơ hay tự sự đều có câu hỏi thuộc phần vận dụng kiến thức cơ bản đã được luyện rất nhiều trên lớp.
Riêng phần câu hỏi thuộc kiến thức nâng cao đòi hỏi các em phải nắm bắt được thời sự, cuộc sống chung quanh để nêu ý kiến của mình
Phần Làm văn, với câu 1, đề thi gần với cuộc sống của mỗi cá nhân hiện nay, nhất là học sinh chi chăm lo tích lũy kiến thức mà quên đi việc rèn luyện kỹ năng sống giúp các em nhìn lại bản thân để đạt được yêu cầu toàn diện hơn.
Ở câu 2, đề thi có sự phân hóa giữa kiến thức trọng tâm của chương trình lớp 12 qua cách cảm nhận về người đàn bà hàng chài thuộc tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu để thí sinh đạt điểm trung học phổ thông.
Riêng phần kiến thức vận dụng cao để bình luận cách nhìn nhận cuộc sống và con người của tác giả Nguyễn Minh Châu (thí sinh trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu rõ được cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn).
Đáp ứng khả năng kiến thức cơ bản của HS
Trong đề thi cập nhật những yêu cầu của cuộc sống lịch sử - xã hội. Đó là những vấn đề liên quan đến biển đảo thiêng liêng máu thịt của người Việt, của những người chiến sĩ nơi đảo xa cho đến vấn đề cách sống trong xã hội thời hiện đại. Từ vấn đề muôn đời về số phận con người cho đến góc nhìn rất mới mẻ đối với cuộc sống, với con người trong những góc khuất của thân phận.
Theo TS Tuyết, thí sinh sinh trung bình có thể trả lời được những câu 1,2,5,6 phần đọc hiểu; có thể lý giải được ở mức độ nhận biết và thông hiểu đối với câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Thí sinh khá và giỏi ngoài mức độ nhận biết và thông hiểu có thể trả lời sâu sắc ở mức độ vận dụng và vận dụng cao với cả hai phần đọc hiểu và làm văn. Như vậy, đề bài đã đáp ứng đúng được mục đích đề ra cho kỳ thi THPTquốc gia 2015.
Trong phần đọc hiểu, có câu hỏi về đoạn thơ trong bài “Hát về một hòn đảo” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Câu hỏi này tạo sự thích thú, hưng phấn cho thí sinh. Đặc biệt, trong việc thể hiện cảm của thí sinh đối với người lính biển nơi đảo xa.
Đối với phần làm văn, thầy Nguyễn Phi Hùng, Tổ trưởng Tổ Văn, trường THPT Anhxtanh Hà Nội, cho biết câu 1 yêu cầu viết bài nghị luận xã hội. Câu hỏi đề cập đến việc học hỏi kĩ năng sống. Đây không phải là câu hỏi hay.
Câu 2 có điểm số cao nhất trong đề thi, hỏi về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Thay vì hỏi chung chung về nhân vật, đề thi trích dẫn một đoạn văn trong tác phẩm và đề nghị học sinh phân tích nhân vật dựa trên ngữ liệu cụ thể đó.
Cách hỏi này khiến học sinh không thể học thuộc lòng mà chủ yếu sử dụng kĩ năng phân tích văn bản văn học. Độ khó của câu hỏi không cao như trong đề thi minh họa (đề chỉ xoay quanh một nhân vật ở một tác phẩm, đề minh họa yêu cầu so sánh hai đoạn thơ từ hai tác phẩm khác nhau).
Cũng theo thầy Hùng, đề thi vừa đảm bảo kiểm tra các kĩ năng, kiến thức cơ bản đồng thời vẫn có khả năng phân hóa năng lực thí sinh. Với đề thi này, học sinh chăm học và nắm chắc kĩ năng, kiến thức có thể đạt điểm 6, 7. Điểm giỏi có thể sẽ nhiều hơn năm ngoái.