Kèm đó là đề xuất giải pháp bảo tồn khu di chỉ vốn đang bị xâm phạm nghiêm trọng.
Trước đó, các nhà khoa học đã đề xuất ba phương án bảo tồn tổng thể khu Vườn Chuối. Sở VH-TT Hà Nội đồng ý phương án 3. Đó là bảo tồn khoanh vùng toàn bộ nửa phía đông gò Vườn Chuối. Các gò còn lại cần được khai quật di dời các di tích khảo cổ. Sau đó trả lại mặt bằng để xây dựng đường vành đai 3.5 và xây dựng khu đô thị. Trong thời gian diễn ra khai quật, di chỉ này cần được bảo vệ một cách nghiêm túc.
Hiện ở đây có ba gò thì gò Mỏ Phượng đã bị san lấp gần như hoàn toàn.
Theo Viện Khảo cổ học, cụm di chỉ này đã được các nhà khảo cổ phát hiện và nghiên cứu từ năm 1969. Qua nghiên cứu kết luận: Cụm di chỉ Vườn Chuối là một phức hệ di tích phát triển liên tục qua các giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn. Mỗi lần khai quật đều đem lại những kết quả và tư liệu mới cho công tác nghiên cứu khảo cổ học, góp phần làm sáng tỏ lịch sử Hà Nội thời tiền sơ sử...
Sau nhiều lần khảo sát, khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện 15 ngôi mộ giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Hàng trăm hiện vật đồ đá, 40 hiện vật đồ đồng đã được tìm thấy.
Được biết Tổng Công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Vietracimex) khi xây dựng đường nội bộ và san nền khu đô thị Kim Chung - Di Trạch đã xâm phạm vào khu vực di tích Vườn Chuối.
Hiện ở đây có ba gò thì gò Mỏ Phượng đã bị san lấp gần như hoàn toàn. Gò Dền Rắn bị san lấp 50%. Nạn đào trộm cổ vật diễn ra công khai.