Hàng ngàn người tham dự lễ hội chọi trâu truyền thống ở Vĩnh Phúc

Hàng ngàn người tham dự lễ hội chọi trâu truyền thống ở Vĩnh Phúc

(PLO)- Những màn đấu nảy lửa của các 'ông cầu' làm mãn nhãn người xem tại lễ hội chọi trâu ở xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Sáng ngày 17 tháng Giêng, hàng nghìn người dân cùng đông đảo du khách thập phương đã về tới lễ hội chọi trâu truyền thống ở xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Sáng ngày 17 tháng Giêng, hàng nghìn người dân cùng đông đảo du khách thập phương đã về tới lễ hội chọi trâu truyền thống ở xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Dù trời mưa nặng hạt nhưng lễ hội chọi trâu ở Hải Lựu vẫn thu hút đông đảo người dân.

Dù trời mưa nặng hạt nhưng lễ hội chọi trâu ở Hải Lựu vẫn thu hút đông đảo người dân.

Ban tổ chức cho biết, nét mới của lễ hội chọi trâu Hải Lựu năm 2023 là chỉ có 20 “ông cầu” từ các thôn, làng trong xã tham gia, đúng phong tục ngày xưa, thay cho 32 “ông cầu” như các năm trước đây.

Ban tổ chức cho biết, nét mới của lễ hội chọi trâu Hải Lựu năm 2023 là chỉ có 20 “ông cầu” từ các thôn, làng trong xã tham gia, đúng phong tục ngày xưa, thay cho 32 “ông cầu” như các năm trước đây.

20 “ông cầu” được chia làm 12 kháp đấu vòng loại, “ông cầu” nào thắng được vào tiếp vòng trong thi đấu cho đến trận chung kết. Các “ông cầu” tham gia lễ hội năm nay có đội tuổi từ 11 - 12 tuổi.

20 “ông cầu” được chia làm 12 kháp đấu vòng loại, “ông cầu” nào thắng được vào tiếp vòng trong thi đấu cho đến trận chung kết. Các “ông cầu” tham gia lễ hội năm nay có đội tuổi từ 11 - 12 tuổi.

Trong buổi sáng nay, nhiều màn đấu nảy lửa giữa các ông cầu đã làm mãn nhãn những người tới tham dự.

Trong buổi sáng nay, nhiều màn đấu nảy lửa giữa các ông cầu đã làm mãn nhãn những người tới tham dự.

Lễ chọi Trâu truyền thống xã Hải Lựu được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 15 đến ngày 17 tháng Giêng hàng năm, trong đó ngày 15 diễn ra phần lễ. Những con trâu sau khi được làm lễ, cúng Thành hoàng làng sẽ được gọi là ông cầu.

Lễ chọi Trâu truyền thống xã Hải Lựu được tổ chức trong ba ngày, từ ngày 15 đến ngày 17 tháng Giêng hàng năm, trong đó ngày 15 diễn ra phần lễ. Những con trâu sau khi được làm lễ, cúng Thành hoàng làng sẽ được gọi là ông cầu.

Trong sân, những ông cầu ra sức trổ tài, thi triển những đòn đánh đã được các chủ trâu huấn luyện kỹ lưỡng. Nhiều ông Cầu không chịu được những miếng đánh hiểm của đối phương phải bỏ chạy.

Trong sân, những ông cầu ra sức trổ tài, thi triển những đòn đánh đã được các chủ trâu huấn luyện kỹ lưỡng. Nhiều ông Cầu không chịu được những miếng đánh hiểm của đối phương phải bỏ chạy.

Niềm vui của những chủ trâu sau khi trâu của mình giành chiến thắng.

Niềm vui của những chủ trâu sau khi trâu của mình giành chiến thắng.

Tương truyền, Lễ hội chọi trâu Hải Lựu có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên.

Tương truyền, Lễ hội chọi trâu Hải Lựu có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên.

Mỗi khi đánh giặc thắng, Thừa tướng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ. Trâu sau khi chọi (cả chiến thắng và chiến bại) đều được giết để khao quân.

Mỗi khi đánh giặc thắng, Thừa tướng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ. Trâu sau khi chọi (cả chiến thắng và chiến bại) đều được giết để khao quân.

Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu lập đền thờ để tưởng nhớ, suy tôn ông là Thành hoàng làng, lễ hội chọi trâu trở thành một tập tục của người dân nơi đây.

Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu lập đền thờ để tưởng nhớ, suy tôn ông là Thành hoàng làng, lễ hội chọi trâu trở thành một tập tục của người dân nơi đây.

Với lối đánh hiểm hóc "dành tặng" cho đối thủ của mình, năm nay ông cầu số 08 đã vô địch tại lễ hội chọi trâu. Tất cả các con trâu dù thắng hay thua đều sẽ được giết thịt để tế Thành hoàng làng và phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Với lối đánh hiểm hóc "dành tặng" cho đối thủ của mình, năm nay ông cầu số 08 đã vô địch tại lễ hội chọi trâu. Tất cả các con trâu dù thắng hay thua đều sẽ được giết thịt để tế Thành hoàng làng và phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Đọc thêm