Hậu trường ít biết sau 15 năm Đường lên đỉnh Olympia

Hậu trường ít biết sau 15 năm Đường lên đỉnh Olympia

Dị nhân của các cao thủ Đường lên đỉnh Olympia

Hậu trường ít biết sau 15 năm Đường lên đỉnh Olympia ảnh 2
Thạch Gia Trang - nơi thầy và trò cùng ôn luyện lên đỉnh Olympia

Đó là thầy giáo đào tạo thế hệ học trò nhất nhất không nhì. Xe máy của thầy mang biển số 2011 – ngày nhà giáo Việt Nam, khi đọc ngược lại là độc nhất vô nhị. Thầy đã có 14 năm đồng hành cùng Olympia.
Thầy Nguyễn Đức Thạch (sinh năm 1969) tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Trong suốt 23 năm làm nghề giáo – gia tài của thầy đo bằng sự trưởng thành của học trò.
Tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, thầy tuyển chọn, đào tạo và đưa học trò đi thi Đường lên đỉnh Olympia trong suốt 14 năm qua. Cho đến nay đã có 14 nhà leo núi mang về 17 vòng nguyệt quế lớn nhỏ. Trong đó có em Lê Bảo Lộc đã lọt vào trận chung kết năm Olympia 11, lần đầu tiên mang cầu truyền hình trực tiếp về tới Ninh Thuận.
Điều đặc biệt, người thầy chuyên đào tạo cao thủ thi Olympia lại là giáo viên dạy Văn. Nhiều người tự hỏi, thầy sẽ ôn luyện thế nào khi Olympia kiến thức nghiêng về khoa học tự nhiên?
Thầy Thạch cho biết, trước một bài toán, việc đầu tiên là tìm ra đáp án. Sau đó phát triển thành nhiều dạng khác nhau bằng cách lật ngược vấn đề, rút ra nguyên tắc xử lý. Điều này sẽ giúp học sinh có được phản xạ thông minh.
Thầy giáo Văn dạy Toán tự nhận mình không biết sử dụng máy tính và thường xuyên áp dụng bài toán trồng cây của lớp 5 vào nhiều đề toán phức tạp khác với quan niệm: “Toán tiểu học sẽ giúp ta hiểu bản chất vấn đề, Toán đại số và giải tích chỉ là áp dụng công thức đôi khi sẽ dẫn đến lúng túng”.
Trước khi lên đường leo núi, thầy và trò ôn luyện từ 6 tháng đến 1 năm, đa dạng về lĩnh vực. Đặc biệt, với trường hợp em cho Nguyễn Vũ Hưng - trường THPT Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), thầy Thạch đi xe máy 180 km để củng cố kiến thức và chiến thuật cấp tốc trong 1 ngày. Nhờ đó Hưng tiến bộ vượt bậc trong phần khởi động. Hưng cũng là người đầu tiên có vòng nguyệt quế trong tỉnh, hiện đang làm việc tại Pháp.
Chính vì vậy, thầy từng tuyên bố “rửa tay gác kiếm” từ Olympia năm thứ 11 nhưng vẫn nhiệt huyết bởi còn bởi thầy Thạch muốn chứng minh học trò của mình không phải "ăn may", "chiến thắng không thuyết phục" như một số lời nhận xét. Và hơn hết, người thầy suốt bao năm tâm huyết mong muốn ngày nhìn học trò giành ngôi vị quán quân, mang lại niềm tự hào cho mảnh đất thầy yêu thương và gắn bó.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm