Hơn 142.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được mua lại trong 9 tháng

(PLO)- Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong quý IV năm nay tăng 87,7% so với cùng kỳ, trong đó dư nợ của nhóm bất động sản đến kỳ đáo hạn là 20.071 tỉ đồng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Số liệu trên vừa được Công ty chứng khoán Vndirect thống kê dựa trên các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ từ năm 2019 tới nay nhưng không bao gồm các doanh nghiệp phát hành đã mua lại trái phiếu trước thời gian đáo hạn. Theo VNDirect ước tính, khoảng 142.200 tỉ đồng TPDN đã được mua lại trong 9 tháng đầu năm nay.

Trong quý IV, bất động sản tiếp tục là nhóm ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất với 34,1% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ trong quý, tương đương 20.071 tỉ đồng, tăng 65,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với ngành tài chính – ngân hàng chiếm tỉ trọng lớn thứ hai với 32,9% tổng giá trị đáo hạn trong quý IV, tương đương 19.365 tỉ đồng (tăng 130,1% so với cùng kỳ).

Nhận định về thị trường TPDN trong tương lai ngắn, Công ty chứng khoán VNDirect cho rằng trong một vài quý tới, kênh huy động vốn này sẽ vẫn kém sôi động.

Về phía cung, tổng giá trị phát hành TPDN có thể phục hồi trở lại từ nửa cuối năm 2023. Nghị định 65 mới cho phép các DN được phát hành TPDN với mục đích cơ cấu nợ. Đây là một trong những điểm trọng yếu theo hướng nới lỏng hơn, giúp doanh nghiệp với mục đích tái cơ cấu nợ vẫn có thể tiếp cận được với kênh phát hành TPDN.

Về phía cầu, số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp đủ điều kiện sẽ sụt giảm trong ngắn hạn.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng đây vẫn là thị trường tiềm năng khi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong thời gian tới cho phát triển sản xuất kinh doanh là rất lớn,

Bộ Tài chính cho biết, TPDN là một loại sản phẩm chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu. Nhà đầu tư trái phiếu sẽ được hưởng lãi suất và được doanh nghiệp trả lãi, gốc khi trái phiếu đến hạn.

Thông lệ quốc tế và pháp luật của Việt Nam đều quy định TPDN do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm. TPDN không phải là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng.

Trái phiếu thường có độ rủi ro cao hơn các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng và phần chênh lệch cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua trái phiếu doanh nghiệp.

Với đặc điểm trên, nhà đầu tư có trách nhiệm tự đánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Đầu tư của khu vực tư nhân giảm mạnh, vì sao?

Đầu tư của khu vực tư nhân giảm mạnh, vì sao?

(PLO)- Doanh nghiệp tư nhân hiện nay không dám mở rộng đầu tư vì e ngại các giải pháp hỗ trợ như giảm lãi suất, thuế, phí chưa đủ lớn hoặc thời gian hỗ trợ không kéo dài như kỳ vọng.

Vietcombank: Sử dụng mã QR linh hoạt, đa mục đích

Vietcombank: Sử dụng mã QR linh hoạt, đa mục đích

(PLO)- Vietcombank vừa ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền” dành cho người bán hàng trên VCB Digibank, giúp khách hàng tạo mã QR nhận tiền chỉ trong một vài giây; tạo nhiều mã QR cho các mục đích, cửa hàng khác nhau và dễ dàng quản lý doanh thu theo từng mã.

BIC dành 18.000 phần quà tặng khách hàng Bancassurance

BIC dành 18.000 phần quà tặng khách hàng Bancassurance

(PLO)- Nhân kỷ niệm 18 năm thành lập Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), từ nay đến ngày 28-12, BIC gửi tặng khách hàng mua bảo hiểm qua kênh bancassurance chương trình ưu đãi “tặng quà tri ân, đón mừng sinh nhật”.

Bí mật đằng sau những đồng tiền có mệnh giá cao

Bí mật đằng sau những đồng tiền có mệnh giá cao

(PLO)- Theo tỷ giá tiền tệ tham khảo giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước cho thấy, tính đến ngày 28-11 những đồng tiền dưới đây có giá trị nhất trên thế giới.