Ông Tuyển cho rằng mặc dù trên các văn bản, quy định pháp luật không có sự phân biệt đối xử giữa DNNN với DN tư nhân nhưng trên thực tế đang có sự bất bình đẳng giữa hai thành phần DN này. DNNN vẫn có nhiều lợi thế hơn về tiếp cận vốn, tiếp cận các nguồn lực, tiếp cận thị trường... Theo ông Tuyển, bất cứ DN nào nếu sản xuất kinh doanh tốt thì đều góp phần phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô chứ không riêng gì DNNN mới làm được việc này. Còn nếu cho rằng DNNN cũng như các DN khác, không có vai trò gì trong nền kinh tế trong khi khu vực tư nhân còn nhiều yếu kém như hiện nay thì là không hợp lý. Vì vậy cần xác định đúng vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thể chế quản trị DNNN, thực hiện công khai, minh bạch hoạt động DNNN. Cùng với đó, ông Tuyển cũng đề nghị cần quản lý và cải thiện môi trường kinh doanh, rút ngắn thời gian khởi nghiệp, có chính sách hỗ trợ đủ mức cho DN nhỏ và vừa…
Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI, cũng nêu lên một số khuyến nghị từ báo cáo thường niên DN Việt Nam năm 2013: “DNNN phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng, nhất là khi DN áp dụng chiến lược dựa vào nguồn lực. Đồng thời, DNNN phải tuân thủ kỷ luật của thị trường”.
T.HẰNG