Đây cũng là nỗ lực vượt bậc của FIFA trong vấn đế nữ quyền và cơ hội mang đến sự bình quyền nam nữ. Và cũng chính vì điều đó mà FIFA đang chịp áp lực lớn từ vấn đề trọng tài nữ.
Tuy nhiên FIFA vẫn cương nghị với lập trường vẫn tiếp tục dùng trọng tài nữ ở hai trận cuối cùng của giải, đó là trận tranh hạng ba giữa Anh- Đức và chung kết Nhật- Mỹ, dù áp lực và yếu tố kinh nghiệm sẽ được tiên liệu là có thể xảy ra.
Các nhà chuyên môn tiếp tục lo lắng. Nhưng những vua sân cỏ nữ không muốn mình bị áp đặt và cụm từ “chính các vua nữ đã “nhào nặn” nên những đội vào chung kết”. Ý là nói tiếng còi sai lệnh giúp các đội thua oan.
Trọng tài Anna Marie Keighley.
Câu hỏi đặt ra là liệu có nên dùng các trọng tài nam giàu kinh nghiệm và bản lĩnh làm nhiệm vụ hai trận còn lại của giải hay không? Tatjana Haenni, người đứng đầu bộ phận thi đấu các giải nữ của FIFA nói: “OK, không gì là tất cả. World Cup nói riêng và bóng đá nữ nói chung đang ngày càng thu hút người hâm mộ càng đông, cụ thể thể như World Cup này, nên dẫn đến…khủng hoảng thiếu…vua nữ bản lĩnh, giỏi chuyên môn. Chúng tôi sẽ xem xét có nên bổ sung trọng tài nam trong hai trận này không. Tôi tôn trọng yếu tố xem trọng phụ nữ và tin tưởng trọng tài nữ, nhưng nếu chuyên môn chưa theo kịp thì chúng tôi có những điều chỉnh cho phù hợp và sau đó sẽ rút kinh nghiệm và tiếp tục bồi dưỡng trọng tài nữ”.
Trọng tài Teodora Albon.
Theo như thống kê thì ngoài nhiều trận vòng bảng, các vua nữ mang lại những quyết định sai ảnh hưởng đến kết quả các đội thì hai trận bán kết, công việc phán quyết của các vua nữ cũng có vấn đề rất nổi cộm. Chẳng hạn như hai quyết định của trọng tài người Roumania là Teodora Albon trận Mỹ- Đức góp phần chính vào chiến thắng cho Mỹ. Vì tình huống Annike Krahn của Đức phạm lỗi với Alex Morgan của Mỹ ngoài vùng cấm nhưng trọng tài cho Mỹ được phạt đền và Mỹ mở bàn từ quyết định sai lầm này.
Tiếp đó là tình huống trung vệ Julie Johnston của Mỹ xô ngã Popp của Đức từ sau lưng nhưng thoát chiếc thẻ vàng thứ hai (trước đó Julie đã bị một thẻ vàng)…Hai tình huống này rõ ràng là trọng tài chính đã “nhào nặn” nên một đội ở trận chung kết.
Trận bán kết còn lại giữa Anh và Nhật cũng có những nổi cộm khác. Ở phút 33, cầu thủ Claire Rafferty của Anh làm ngã Saori Ariyoshi của Nhật ngoài vùng cấm nhưng trọng tài nữ Anne Marie Keighley của New Zealand chỉ tay vào chấm phạt đền và tạo cơ hội Nhật dẫn 1-0 do công Aya ghi. Khi “tua lại” các băng hình từ các camera kỹ thuật thì lỗi hoàn toàn thuộc về các vua nữ…Bảy phút sau thì nữ trọng tài này tiếp tục mắc sai lầm khác khi: thưởng cho đội Anh quả phạt đến khi đội trưởng Anh Hoghton đóng kịch té ngã trong vùng cấm lúc va chạm với Yuki Ogimi của Nhật. Lẽ ra đội trưởng Anh bị thẻ vàng thì lại được hưởng quả phạt đến và fara Williams sút san bằng 1-1…
Ông Massimo Busacca người đứng đầu hội đồng trọng tài FIFA nói: “Nhìn chung lực lượng trọng tài tại World Cup này là cần phải trau dồi thêm. Các trận căng thẳng như hai trận bán kết các vua nữ lộ bản lĩnh còn hạn chế do áp lực. Nhưng nhìn chung họ làm…tốt. Tôi không sợ khi nói rằng, họ sẽ tiếp tục làm tốt ở hai trận cuối cùng của giải”.
Như vậy là khả năng trọng tài nam được đưa vào làm trận chung kết và tranh hạng ba là hầu như không có. Cứ để cho các vua nữ làm. Học hỏi trong sai lầm.