10 năm nữa sẽ có não máy tính

BBC đã trích lời của Giáo sư Henry Markram, người đứng đầu dự án phát triển mô hình bộ não máy tính chi tiết đầu tiên trên thế giới. Vậy liệu điều này có thể trở thành hiện thực hay không?

Năm 2005, một dự án đầy tham vọng đã được bắt đầu. Đó là dự án giải mã những bí mật của não người mang tên “Dự án bộ não xanh”. Dự án này được IBM và Ecole Polytechnique Federale de Lausanne cùng nghiên cứu, phát triển thông qua việc sử dụng một siêu máy tính để tạo ra một bộ não nhân tạo. Dự án bao gồm việc tạo ra mô hình mô phỏng vỏ não mới theo không gian 3 chiều. Đây là phần não bộ được cho là chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, ghi nhớ, phân tích và phán đoán. Nếu phần vỏ não này được hoàn thành thì chúng ta có thể mô phỏng nhiều bộ phận khác nhau của bộ não và tạo ra mô hình não máy tính về toàn bộ não bộ của con người. “Dự án bộ não xanh” đã thành công trong việc tái tạo não chuột bằng tế bào. Đó là lý do tại sao Giáo sư Markram lại tự tin phát biểu rằng “Có thể tạo ra bộ não nhân tạo trong vòng 10 năm tới”.

Giải mã bí ẩn não người

Con người khác với các loài động vật chính là nhờ có bộ não phát triển. Não người quản lý mọi hoạt động của chúng ta, không những thế nó còn xử lý hành vi, suy nghĩ, đưa ra quyết định và duy trì các giác quan. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể tìm ra lời giải đáp chính xác về việc bộ não người đã phát huy khả năng của mình theo nguyên lý và chức năng như thế nào. Vào những năm 60 của thế kỷ 20, loài người đã bắt đầu nghiên cứu “não nhân tạo” ứng dụng cho máy tính hay robot. Các nhà khoa học chế tạo “hệ thống các chuyên gia” giống như quá trình tư duy của con người. Nó có thể xử lý lượng lớn thông tin và giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, máy tính cũng có những hạn chế đáng kể. Mặc dù máy tính có thể giải quyết các vấn đề theo những bước nhất định được lập trình vào hệ thống nhưng nó lại không thể xử lý hoặc phát triển hơn kiến thức của nó thông qua quá trình học tập. Hơn nữa, máy tính không có khả năng đưa ra những phán đoán hay quyết định. Máy tính mạng thần kinh nhân tạo được chế tạo nhằm giải quyết những hạn chế thông qua mạng liên kết con chip máy tính. Mạng thần kinh nhân tạo biểu thị chính xác cách mà não người phản ứng bằng những mô phỏng trên máy tính thông qua thiết bị số học được lắp trong siêu máy tính. Liệu những phát triển vượt bậc này có mang lại tương lai tươi sáng hơn cho loài người?

Tán thành và phản đối não nhân tạo

Nếu phát triển thành công não nhân tạo, các bác sỹ có thể chữa khỏi bệnh cho khoảng 2 tỷ bệnh nhân mắc các chứng bệnh do dị tật trên vỏ não như bệnh tự kỷ, bệnh suy nhược và bệnh Parkison. Tuy nhiên, giống như trong một số bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng như Ma trận, I-Robot, sự phát triển của robot hay máy tính có khả năng tư duy hay cảm nhận giống con người có thể sẽ dẫn tới mâu thuẫn giữa loài người và robot và thậm chí là một cuộc “nổi loạn”. Chính vì vậy, bên cạnh những kỳ vọng cũng có không ít những quan ngại, lo lắng về việc ra đời của não nhân tạo. Vậy sự ra đời của não nhân tạo sẽ mang lại hy vọng hay thất vọng cho loài người?

Không có câu trả lời chính xác

Mặc dù não người chỉ nặng khoảng 1,5 kg, nhưng nó nối 1000 tỷ nơ-ron thần kinh và xử lý thông tin ở tốc độ nhanh gấp 100 lần một siêu máy tính. Nhà Nobel người Mỹ Laureate Gerald Edelman đã chỉ ra rằng lý do khiến cho trí thông minh của con người vĩ đại đến vậy là do con người có sức mạnh của trí tưởng tượng, điều mà không thể có được thông qua việc kết nối các con chip máy tính. Con người thường học thông qua những lỗi trong quá khứ nhưng não nhân tạo cuối cùng cũng bị thoái hóa hoặc “hỏng”. Chính vì vậy, mà các nhà khoa học cũng đã bắt đầu nghiên cứu máy tính có thể đọc được ý nghĩ của con người. Giờ đây, chúng ta cùng chờ xem não nhân tạo có thể dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp mới hay không?

Theo ICTnews (KBS World)

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới