Bất chấp những nỗ lực của Google, số lượng các ứng dụng Android độc hại xuất hiện trên cửa hàng Google Play vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trước đó không lâu, công ty bảo mật Zscaler ThreatLabz cũng đã phát hiện 90 ứng dụng Android độc hại trên Google Play, và được tải xuống hơn 5,5 triệu lần.
Và lần này là 100 ứng dụng VPN phổ biến với 2,5 tỉ lượt cài đặt, có khả năng ảnh hưởng đến quyền riêng tư và bảo mật của người dùng.
Điện thoại Samsung ngày càng chậm hơn do bản cập nhật phần mềm hệ thống của Google
(PLO)- Theo phản ánh của một số người dùng, tốc độ mở ứng dụng trên điện thoại Samsung bỗng nhiên chậm lại sau khi cài đặt bản cập nhật phần mềm hệ thống của Google.
Ứng dụng VPN là gì?
VPN (Virtual Private Network - mạng riêng ảo) là một công nghệ giúp bạn kết nối Internet an toàn hơn. Khi sử dụng các ứng dụng VPN, dữ liệu của bạn được mã hóa, khiến cho thông tin trở nên khó đọc hơn. Điều này rất quan trọng khi bạn sử dụng WiFi công cộng như ở quán cà phê hay sân bay, vì dữ liệu của bạn sẽ an toàn hơn trước hacker.
Ứng dụng VPN cũng giúp bạn duyệt web ẩn danh hơn bằng cách ẩn địa chỉ IP của bạn, thay vào đó bạn sẽ dùng địa chỉ IP của máy chủ VPN. Điều này không chỉ giúp bạn bảo vệ thông tin cá nhân mà còn cho phép bạn truy cập vào các trang web hoặc dịch vụ bị chặn hoặc hạn chế theo khu vực. Nói cách khác, VPN là một công cụ hữu ích để bảo vệ quyền riêng tư và an toàn khi bạn trực tuyến.
Vì sao không nên sử dụng các ứng dụng VPN miễn phí?
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo người dùng không nên sử dụng các ứng dụng VPN miễn phí, đặc biệt là khi mức độ phổ biến của chúng ngày càng tăng.
Khi cung cấp miễn phí ứng dụng, nhà phát triển sẽ thu thập thông tin vị trí, thiết bị và các dữ liệu khác của bạn hoặc để phân phối quảng cáo. Chưa kể đến việc nếu cài đặt nhầm, điện thoại có thể bị lây nhiễm phần mềm độc hại, mất thông tin đăng nhập, tài khoản ngân hàng…
Các nhà nghiên cứu tại Top10VPN đã thử nghiệm 100 ứng dụng VPN miễn phí phổ biến nhất trên Google Play với 2,5 tỉ lượt cài đặt. Kết quả cho thấy, hầu hết các ứng dụng đều là thảm họa về quyền riêng tư hoặc bảo mật, hoặc cả hai. Cụ thể:
- Hơn 10% ứng dụng gặp lỗi mã hóa, từ việc lộ toàn bộ hoạt động trên Internet cho đến rò rỉ thông tin chi tiết về các trang web đã truy cập.
- Gần 90% ứng dụng đã gặp phải một số loại rò rỉ, hơn 50% có dấu hiệu không ổn định.
- Gần 70% ứng dụng đã yêu cầu ít nhất một quyền gây rủi ro về quyền riêng tư, chẳng hạn như theo dõi vị trí (20%) và quét tìm ứng dụng đã cài đặt (46%).
- Hơn 80% ứng dụng chứa bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) từ các nền tảng tiếp thị hoặc truyền thông xã hội. 16 VPN chứa 10 SDK trở lên.
- Gần một trong ba ứng dụng lạm dụng các yêu cầu cấp phép, tìm cách truy cập vào camera hoặc thông tin vị trí chi tiết, không bắt buộc đối với chức năng cốt lõi của ứng dụng.
- Gần 3/4 số ứng dụng đã chia sẻ dữ liệu cá nhân với các bên thứ ba như Facebook, Yandex và các nhà môi giới dữ liệu như Kochava, bao gồm dấu vân tay của thiết bị (37 VPN), địa chỉ IP (23 VPN) và ID (61 VPN).
- Đáng báo động nhất, gần một phần năm (19%) ứng dụng VPN được thử nghiệm đã bị phần mềm chống virus gắn cờ là phần mềm độc hại, đây rõ ràng là điều trớ trêu đối với một ứng dụng bảo mật.
Quy mô tăng trưởng mạnh mẽ trong việc sử dụng ứng dụng VPN khiến những sai sót này trở nên nghiêm trọng. Top10VPN nhận xét “100 ứng dụng VPN Android miễn phí phổ biến nhất có tổng số khoảng 260 triệu lượt cài đặt trong năm 2018. Tuy nhiên, con số này hiện đã vượt quá 2,5 tỉ”. Dưới đây là danh sách 100 ứng dụng VPN Android bạn nên xóa để hạn chế rủi ro.
Thống kê của SurfShark, hiện tại có khoảng 1,6 tỉ người dùng VPN trên toàn thế giới, trong đó tập trung chủ yếu tại 3 thị trường gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia.
Người dùng điện thoại Samsung nên cập nhật ngay để vá 24 lỗ hổng bảo mật
(PLO)- Samsung vừa phát hành bản cập nhật bảo mật tháng 6 để khắc phục 24 lỗ hổng nguy hiểm, ảnh hưởng đến các mẫu điện thoại Samsung sử dụng chip Exynos.