1. QHD là 2K
Có một quan niệm sai lầm phổ biến về độ phân giải màn hình, cụ thể là thuật ngữ 2K. Nhiều người nghĩ rằng màn hình 2K có độ phân giải 2.560 x 1.440, tuy nhiên điều này không chính xác. Trên thực tế, 2K là tiêu chuẩn DCI cho độ phân giải 2.048 x 1.080, nghĩa là nó là một phần mở rộng của Full HD (1.920 x 1.080).
Một màn hình QHD có 3.686.400 pixel, trong khi 2K chỉ có 2.211.840 pixel. Điều này đồng nghĩa với việc màn hình 2K có số pixel ít hơn 40% so với màn hình QHD.
Không khó để tìm thấy những mẩu tin giới thiệu sản phẩm ghi chú thông tin không chính xác (màn hình QHD là 2K).
2. USB-C nhanh hơn micro-USB
USB-C là chuẩn kết nối mới hơn so với micro-USB, do đó nhiều người lầm tưởng rằng nó sẽ cho tốc độ nhanh hơn, tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác.
Có nhiều mẫu điện thoại được trang bị cổng USB-C nhưng vẫn sử dụng giao thức USB 2.0 thay vì USB 3.0. USB 2.0 là một chuẩn cũ, có tốc độ truyền chỉ 480 Mbps trong khi USB 3.0 có khả năng truyền lên tới 5.000 Mbps (5 Gbps).
USB-C chưa chắc có tốc độ cao hơn micro-USB. Ảnh: Internet
Ví dụ, OnePlus 7 là mẫu điện thoại đầu tiên của công ty sử dụng giao thức USB 3.1. Tất cả thiết bị trước đó của OnePlus đều sử dụng giao thức USB 2.0, bao gồm cả những sản phẩm được trang bị cổng kết nối USB-C. Tương tự, Asus Zenfone 6 và Realme X2 Pro đều là những dòng điện thoại mới (phát hành trong năm 2019), được trang bị cổng USB-C nhưng chỉ sử dụng giao thức USB 2.0.
3. RAM nhiều sẽ giúp điện thoại nhanh hơn
Hiện nay, dung lượng RAM tối thiểu trên một chiếc smartphone cao cấp là 6 GB, thậm chí có những thiết bị có đến 16 GB RAM. Đa số những dòng smartphone đời mới hiện nay đều có tốc độ xử lý rất nhanh nhưng RAM chỉ đóng góp một phần chứ không phải là yếu tố quyết định.
RAM không phải là yếu tố chính quyết định việc nhanh chậm của điện thoại. Ảnh: Android Authority
RAM là bộ nhớ ngắn hạn trên điện thoại, giúp lưu trữ các dữ liệu cần thiết và cho phép người dùng truy xuất với tốc độ cao. Dung lượng RAM lớn hơn đồng nghĩa với việc điện thoại của bạn có thể chứa nhiều dữ liệu hơn, chạy đa nhiệm tốt hơn, không cần phải tải lại ứng dụng...
Mua một chiếc điện thoại với bộ xử lý nhanh hơn và mạnh hơn quan trọng hơn nhiều so với dung lượng RAM.
4. Điện thoại có xếp hạng IP sẽ không thấm nước
Xếp hạng Ingress Protection (IP) đại diện cho khả năng kháng nước, kháng bụi trên một số dòng smartphone.
Một chiếc điện thoại được xếp hạng IP68 nghĩa là nó có thể kháng bụi và kháng nước ở độ sâu 1,5 m trong vòng tối đa 30 phút. Tuy nhiên, một thiết bị được xếp hạng IP54 chỉ có thể kháng bụi và kháng nước tạm thời ở mọi hướng và nước này phải là nước sạch.
Xếp hạng IP cao không có nghĩa điện thoại sẽ chống nước hoàn toàn. Ảnh: Internet
Vì vậy, bạn có thể sử dụng lại điện thoại nếu nó vô tình rớt xuống hồ bơi nhưng bạn không nên hy vọng nó có thể “sống sót” khi rơi xuống biển.
5. Nhiều megapixel (MP) sẽ cho ra hình ảnh tốt hơn
Rất nhiều người dùng smartphone nghĩ rằng camera có nhiều megapixel (MP) sẽ cho ra hình ảnh tốt hơn, tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác.
MP lớn sẽ chỉ cho ra hình ảnh có kích thước lớn hơn, cho phép người dùng phóng to hoặc cắt cúp ảnh mà không lo bị vỡ hạt, nhòe. Để có được một bức ảnh đẹp cần phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cảm biến ảnh, khẩu độ, chế độ chụp, kỹ năng...
Số MP cao chỉ cho ra bức ảnh có kích thước lớn. (Ảnh minh họa)